Bảng mô tả công việc, vai trò và quyền hạn của bếp trưởng

Chúng ta thường nhắc Bếp trưởng là người điều hành mọi hoạt động, nhân sự ở trong khu vực Bếp nhưng công việc cụ thể như thế nào thì vẫn rất ít người biết được. Trong bài vết hôm nay, Cet.edu.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu về công việc của người Bếp trưởng cũng như vai trò và quyền hạn của họ ở trong gian bếp ra sao nhé!


Người Bếp trưởng ngoài các công việc nấu nướng, chế biến các món ăn thì họ còn là người quản lý, điều hành cao nhất trong bộ phận Bếp. Không chỉ đảm bảo các món ăn khi đến tay thực khách đạt tiêu chuẩn cao nhất mà còn phải đảm bảo cho mọi hoạt động, nhân sự trong bộ phận làm việc mượt mà, trơn tru. Cũng chính vì thế, để trở thành một người Bếp trưởng tài giỏi thì người Đầu bếp cần rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm và không ngừng học hỏi trước khi có thể đảm đương vị trí công việc này.

bảng mô tả công việc bếp trưởng

Ngoài nấu nướng thì Bếp trưởng còn là người quản lý,
điều hành cao nhất  bộ phận Bếp

Công việc và quyền hạn của một người Bếp trưởng

Quản lý hàng hóa trong Bếp

– Kiểm tra hàng hóa nhập vào cả về số lượng và chất lượng.

– Kiểm tra chất lượng thực phẩm, nguyên vật liệu có tại gian bếp.

– Hướng dẫn nhân viên cách bảo quản các loại thực phẩm, nguyên liệu đúng cách, tiêu chuẩn.

– Kiểm tra và cho tiêu hủy thực phẩm khi không đảm bảo chất lượng.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và quy cách vận hành gian bếp

– Chịu trách nhiệm cao nhất việc giữ vệ sinh cho toàn bộ gian bếp. Kiểm tra và đốc thúc nhân viên dọn dẹp ngay khi cần thiết.

– Quan sát, giám sát việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm của toàn bộ nhân viên.

– Đảm bảo yếu tố vệ sinh của các món ăn trước khi đến tay khách hàng.

– Nhắc nhở và thường xuyên kiểm tra việc vệ sinh khu vực làm việc, trang thiết bị của nhân viên.

Phụ trách lên thực đơn, đề ra quy cách, định lượng và chất lượng món ăn

– Xây dựng các thực đơn cho nhà hàng (thực đơn chung, thực đơn theo mùa, thực đơn tiệc…) và lên kế hoạch đặt mua nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị cần thiết.

– Phân công, giao việc cho các nhân viên như Bếp Phó, Bếp chính, hoặc Tổ trưởng ca.

– Đảm bảo chất lượng món ăn thành phẩm (hương vị, cách trình bày, chén dĩa đựng món) trước khi chuyển qua cho bộ phận phục vụ.

– Quản lý hệ thống menu hiện có (giá thành nguyên liệu, nguồn nguyên liệu…) để kịp thời đưa ra các món ăn hay nguyên liệu thay thế.

– Tìm tòi, nghiên cứu các xu hướng ẩm thực, món ăn nổi trội để sáng tạo các món ăn mới, xây dựng thực đơn cho các bữa tiệc.

– Tư vấn chất lượng món ăn, cách chế biến tại Nhà hàng – Khách sạn.

bếp trưởng làm gì

Phân công, giao việc cho các nhân viên

Quản lý công việc bếp

– Phân chia công việc cho từng nhân viên theo từng vị trí và đảm bảo họ làm việc ổn định.

– Giải đáp thắc mắc cho khách hàng.

– Đôn đốc, giám sát quá trình chế biến món ăn của nhân viên.

– Đứng ra trực tiếp chế biến các món ăn trong trường hợp cần thiết (khách VIP, đông khách, khách khó tính…) hay giải quyết các vấn đề phát sinh.

Phụ trách đào tạo kỹ năng và lên kế hoạch đào tạo chung

– Lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự cho bộ phận Bếp.

– Lập kế hoạch đào tạo nhân viên mới cũng như bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho nhân viên cũ.

– Phổ biến các quy định, quy tắc mà nhân viên bộ phận Bếp cần tuân thủ.

– Cập nhật các thông tin, quy định từ cấp trên, các bộ phận khác đến cho nhân sự trong bộ phận.

Các công việc khác

– Phụ trách, kiểm soát chi phí hoạt động của bộ phận và lên các kế hoạch đặt mua nguyên vật liệu, trang thiết bị cần thiết cho Bếp.

– Tham dự các cuộc họp với các cấp quản lý cao, với các bộ phận khác.

– Báo cáo tình hình hoạt động của bộ phận tới cấp trên.

Tổng kết

Trên đây là những mô tả công việc và quyền hạn của người Bếp trưởng phải đảm nhận, tuy nhiên tùy theo mô hình kinh doanh cũng như quy trình hoạt động mà sẽ có những sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp. Nhưng có thể nói, sự thành công của bộ phận Bếp trong bất kỳ nhà hàng nào cũng có dấu ấn và vai trò to lớn của người Bếp trưởng. Quản lý, vận hành, sắp xếp công việc nhân sự…. tất cả đều thuộc công việc và trách nhiệm của Bếp trưởng. Chính vì vậy, để trở thành một người Bếp trưởng tài năng và bản lĩnh, bạn đừng quên trau dồi thêm những kỹ năng và kiến thức về những hạng mục công việc mà CET vừa nhắc tới vừa rồi. Tất cả sẽ giúp bạn nhanh chóng chạm tới vị trí cao trong bất kỳ mô hình nhà hàng, khách sạn nào.

Điểm: 4.11 (10 bình chọn)

Tác giả: Chef Lập

Lập Chef là một trong những Đầu bếp nổi tiếng tại Việt Nam. Hiện tại, ông đang đảm nhận chức vụ Bếp trưởng Điều hành tại một Khách sạn cao cấp và đã đào tạo nên nhiều thế hệ Đầu bếp trẻ. Với nhiều đóng góp trong việc phát triển ẩm thực Việt Nam, những kiến thức ẩm thực mà ông cung cấp luôn hấp dẫn và hữu ích với độc giả.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn