Đối với người Đầu bếp chuyên nghiệp thì dao chính là “người đồng nghiệp” gắn bó mỗi ngày trên hành trình chinh phục các món ăn. Và mỗi loại dao thì không chỉ khác nhau về hình dạng, kích thước mà còn mà mục đích sử dụng, loại thực phẩm. Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay, Cet.edu.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu về bộ dao dành cho người Đầu bếp chuyên nghiệp là bao gồm những loại dao nào nhé!
Bộ dao cho người Đầu bếp chuyên nghiệp bao gồm những loại nào,
có chức năng gì? (Nguồn; Internet)
Các loại dao mà người Đầu bếp chuyên nghiệp cần có
Dao đầu bếp (chef’s knife)
Dao đầu bếp thường có độ dài khoảng từ 15 – 30 cm. Loại dao này khá đa năng khi có thể dùng cho việc cắt, băm, bằm thịt và cả chặt xương. Nên vì thế, hầu hết các Đầu bếp sử dụng chúng thường xuyên trong các công việc hằng ngày. Do đó, khi lựa chọn loại dao này, họ luôn thử rất kỹ để khi cầm cảm thấy sự thoải mái và trọng lượng vừa phải nhất.
Dao tỉa (paring knife)
Loại dao này thường có độ dài tiêu chuẩn từ 6 – 10 cm, thường được các Đầu bếp sử dụng khi cần sự tỉ mỉ và nhanh gọn, dứt khoát khi thực hiện công đoạn tỉa rau củ quả hoặc dùng để xắt, nghiền, cắt rau củ quả dễ dàng hơn. Tuy nhiên, dao tỉa có một đặc trưng là người cầm cần tránh sử dụng quá nhiều lực và phải thật nhịp nhàng, nếu không khi thực hiện các động tác nhanh sẽ rất dễ bị đứt tay.
Dao đa năng (utility knife)
Dao đa năng thường có độ dài tiêu chuẩn từ 10 – 18 cm nên chúng nhỏ hơn dao đầu bếp nhưng lại lớn hơn dao tỉa nên thường được dùng để cắt, xắt các loại thực phẩm có kích cỡ vừa và không quá cứng như rau củ quả, sandwich…
Dao bánh mì (bread knife)
Đây là loại dao thường có ở các nhà hàng Âu và đặc biệt là các Đầu bếp bánh, mỗi con dao thường có độ dài từ 15 – 26 cm. Lưỡi của dao bánh mì thường có răng cưa để có thể cắt được lớp vỏ bánh mì mà không làm cho chúng vị vỡ, nát. Tuy nhiên, chúng chính vì thế, khi lưỡi dao bị mòn thì rất khó để mài lại mà phải mua dao mới để thay thế.
Dao bánh mì thường có răng cưa để giúp dễ cắt phần vỏ bánh dày
mà không bị nát. (Nguồn: Internet)
Dao khắc (carving knife)
Với độ dài tiêu chuẩn thường từ 20 – 38 cm, thường có chóp nhọn hoặc mũi tròn và lưỡi dao dài thì dao khắc thường dùng để lọc phần thịt ra khỏi xương hay cắt các loại thịt đã chín. Đôi khi những con dao này có một cạnh rãnh trên lưỡi để giữ thịt bám vào lưỡi dao.
Dao lọc xương (boning knife)
Hay còn được gọi là dao phi lê, với độ dài thường khoảng từ 12 – 17 cm thường được dùng để lọc xương cá hay tách phần thịt, gia cầm ra mà phần thịt không bị vỡ nát. Loại dao này khá đặc biệt với hình dạng lưỡi dao cong lên, thanh mảnh, sắc bén.
Dao chặt hay dao phay (chopping knife)
Bạn sẽ bắt gặp các Đầu bếp Á (món Việt, Trung) sử dụng loại dao này. Lưỡi của loại dao này rất dày và nặng, phần sống dao hơi cong lên một chút. Nó thường được dùng để chặt, cắt hoặc băm thịt nhưng được khuyến cáo không nên sử dụng để chặt cắt loại xương quá lớn vì dễ gây ra tại nạn.
Thanh mài dao (Honing steel)
Tuy không phải là dao nhưng một bộ dao của Đầu bếp chuyên nghiệp thì không thể thiếu dụng cụ này, chúng giúp bộ dao luôn được sắc bén. Phần thanh dùng để mài dao trên dụng cụ này thường được làm từ thep không gỉ. Việc mài dao, giữ cho chúng sắc bén sẽ giảm thiểu đi được nhiều tai nạn.
Thanh mài dao là dụng cụ không thể thiếu để giúp cho bộ dao luôn sắc bén.
(Nguồn: Internet)
Ngoài các loại dao kể trên thì còn khá nhiều loại dao khác như: dao làm sushi, dao bào, dao chuối… tùy theo mục đích, nhu cầu và đôi khi là thói quen mà mỗi người sẽ chuẩn bị bộ dao phù hợp nhất với mình.
Đối với các đầu bếp ngoài những kiến thức về bộ dao thì cũng cần nắm rõ những nguyên lý của thiết kế bếp nhà hàng để có thể hỗ trợ tốt cho công việc của mình nhé.
Các loại chất liệu thường dùng để làm dao
Dao thép rèn
Loại dao này được làm bằng kỹ thuật rèn từ một khối thép nên vì thế lưỡi và chuôi dao sẽ liền 1 mảnh. Điều này giúp loại bỏ được tai nạn lưỡi dao sứt ra khỏi cán nhưng bù lại khi cầm thì không tạo được cảm giác chắn chắn và đôi khi chúng có trọng lượng tương đối nặng.
Dao thép cắt
Đây là loại dao được cắt ra từ 1 miếng thép không rỉ. Tuy không mạnh mẽ, chắc chắn như dao thép rèn nhưng chất lượng cũng rất tốt. Ngoài ra, giá thành rẻ là một trong các yếu tố mà loại dao này được ưa chuộng.
Dao thép cacbon
Được làm từ thép cacbon không rỉ nên lưỡi của loại dao này sắc và mịn. Một ưu điểm là loại dao này không cần phải mài thường xuyên mà chúng vẫn giữ được độ sắc bén. Có lẽ giá thành cao là điểm trừ duy nhất nhưng với chất lượng như vậy thì cũng rất xứng đáng phải không nào?
Dao inox
llà loại dao thông dụng có mặt hầu hết trong bất kỳ gian bếp nào. Do làm chất liệu inox nên chúng cũng khá sắc và có độ bóng tốt mà giá cả lại phải chăng, Nhược điểm của loại dao này là cũng dễ bị mòn, cần được mài thường xuyên.
Dao bằng chất liệu inox phổ biến do có giá thành rẻ mà bộ bóng
và sắc cũng khá tốt. (Nguồn: Internet)
Tổng kết
Vậy là Cet.edu.vn đã giới thiệu đến cho bạn các loại dao, bộ dao dành cho người Đầu bếp và người học nấu ăn chuyên nghiệp cần có. Dao là vật sẽ gắn bó với người Đầu bếp trong suốt quá trình làm công việc chế biến những món ăn ngon. Hy vọng, thông qua bài viết hôm nay, bạn đã hiểu hơn và sử dụng chúng một cách hiệu quả.
Đồng phục bếp là một trang phục quan trọng, không thể thiếu để tạo nên sự chuyên nghiệp. Và ẩn chứa trong mỗi bộ đồng phục bếp là những công dụng, chức năng và ý nghĩa riêng giúp người Đầu bếp hoàn chỉnh tính chuyên nghiệp và mang tới những giá trị trong sự nghiệp của mình.
Ý kiến của bạn