Trong giao tiếp, ngoài việc chia sẻ thông điệp để người đối phương thấu hiểu thì việc đặt ra những câu hỏi để khai thác thêm thông tin là điều vô cùng quan trọng. Vậy cách đặt câu hỏi trong giao tiếp thế nào là hợp lý? Cùng CET tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Dạng câu hỏi mở – đóng
Câu hỏi đóng là những câu hỏi nhận được câu trả lời rất ngắn. Ví dụ như “Bạn có thích xem Avengers không?” và câu trả lời là “Có” hoặc “Không” hoặc khi hỏi “Địa chỉ nhà bạn ở đâu?”, “Năm nay bạn bao nhiêu tuổi?”… Câu hỏi đóng trong giao tiếp có tác dụng kiểm tra khả năng hiểu vấn đề hoặc xác nhận một điều gì đó… Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, nếu câu hỏi đóng đặt ra không đúng lúc có thể khiến cuộc đối thoại đi vào đường cùng và tất cả điều im lặng. Vì thế, nên hạn chế hoặc cẩn trọng khi dùng câu hỏi đóng.
Còn đối với câu hỏi mở, chúng thường có câu trả lời dài hơn và gắn với các cụm như vì sao, như thế nào, bằng cách nào… Mục đích của câu hỏi này giúp câu chuyện được khai thác sâu hơn, tìm kiếm thông tin, phát triển câu chuyện theo nhiều khía cạnh hoặc đơn giản là muốn tham khảo ý kiến từ đối phương…
Câu hỏi mở sẽ giúp vấn đề được khai thác với nhiều góc độ (Ảnh: Internet)
Câu hỏi thăm dò
Mục đích của việc sử dụng câu hỏi thăm dò là để tìm kiếm thông tin và giúp bạn hiểu thấu đáo toàn bộ vấn đề đang tìm kiếm. Ngoài ra, câu hỏi thăm dò còn giúp người giao tiếp lấy được thông tin từ đối phương khi họ đang cố tránh né tình tiết. Để đặt câu hỏi thăm dò hiệu quả, bạn nên dùng công thức 5W 1H để nhanh chóng nắm được vấn đề.
Câu hỏi “hình nón”
Câu hỏi hình nón bắt đầu với những câu hỏi chung, tổng quát sau đó đi sâu vào trọng tâm câu chuyện và hỏi sâu vấn đề hơn nữa. Loại câu hỏi này thường được dùng với mục đích lấy thông tin hoặc tìm thêm những chi tiết cụ thể. Câu hỏi hình nón sẽ giúp bạn thu hút sự chú ý của đối phương và tăng sự tin tưởng, để đối phương dễ dàng chia sẻ.
Câu hỏi tu từ
Cũng giống trong ngữ pháp, câu hỏi tu từ không thật sự là câu hỏi bỏi nó không đời hỏi câu trả lời. Thực chất câu hỏi tu từ là câu khẳng định viết dưới dạng câu hỏi. Người dử dụng câu hỏi tu từ muốn người nghe dễ dàng đồng thuận và tham gia vào câu chuyện. Câu hỏi tu từ thường được dùng nhiều trong trường hợp như thu hút người nghe, cần sự đồng ý, tìm kiếm người cùng quan điểm…
Đặt câu hỏi trong giao tiếp sẽ giúp bạn làm rõ được nhiều vấn đề (Ảnh: Internet)
Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng câu hỏi trong giao tiếp
Khi sử dụng câu hỏi trong giao tiếp, ngoài việc lưu ý cách phát âm, cách sẻ dụng từ ngữ, xem xét hoàn cảnh thì bạn cũng cần phải chú ý những điều sau:
– Không nên dùng câu hỏi đóng liên tục, vì sẽ tạo cảm giác tra khảo cho người nghe hoặc họ nghĩ bạn đang muốn lợi dụng họ để làm việc gì đó.
– Chắc chắn rằng bạn hỏi rõ ràng, dễ hiểu và suy nghĩ kỹ trước khi hỏi. Bên cạnh đó, bạn phải để cho họ một khoảng thời gian để trả lời câu hỏi vì đôi khi họ sẽ cần suy nghĩ thật thấu đáo trướ khi trả lời.
– Câu hỏi hiệu quả là khi bạn lắng nghe cẩn thận câu trả lời và hiểu được ý đối phương thực sự nói gì trong từng câu trả lời.
– Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến ngôn ngữ cơ thể và âm điệu của giọng nói, kết quả của buổi giao tiếp có thành công hay không ít nhiều cũng phụ thuộc vào điều này.
Không nên đặt câu hỏi dồn dập sẽ làm mất thiện cảm với đối phương (Ảnh: Internet)
Với những thông tin trên đây, hy vọng rằng bạn sẽ vận dụng thành thạo các dạng câu hỏi này vào quá trình giao tiếp. Bên cạnh đó, bạn phải lưu ý một số điều trong cách đặt câu hỏi khi giao tiếp để đạt được những hiệu quả như mong muốn nhé! Chúc bạn thành công.
Ý kiến của bạn