Kinh nghiệm thiết kế mô hình và cách quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả

Để công việc kinh doanh nhà hàng có hiệu quả, các chủ nhà hàng cần phải có những tiêu chuẩn về mô hình và cách quản lý nhân viên trong nhà hàng. Vậy mô hình quản lý nhà hàng gồm những gì? Và đâu là cách quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả? Cùng CET tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!


Nhà hàng là một nhánh trong bộ phận Ẩm thực của các khách sạn 4 – 5 sao quốc tế, nó được hiểu là một cơ sở chuyên kinh doanh nấu nướng, phục vụ các món ăn và đồ uống cho thực khách. Việc kinh doanh nhà hàng là cả một dây chuyền dịch vụ và hoạt động chuyên nghiệp từ bộ phận Quản lí cho đến bộ phận Phục vụ.

Mô hình quản lý nhà hàng gồm những gì?

Tùy theo quy mô và loại hình nhà hàng mà chủ đầu tư sẽ xác định mô hình quản lý nhà hàng cho riêng mình. Tuy nhiên, thông thường mô hình quản lý nhà hàng bao gồm:

Giám đốc điều hành nhà hàng

Có nhiệm vụ xây dựng hệ thống quản lý cho nhà hàng và những tiêu chuẩn về chất lượng món ăn, thức uống, phục vụ, vệ sinh. Giám đốc điều hành nhà hàng phải chịu trách nhiệm phát triển kinh doanh, bao gồm việc xây dựng kế hoạch Marketing và bán hàng cho nhà hàng, đảm bảo doanh thu và lợi nhuận của nhà hàng. Không chỉ vậy, còn đại diện nhà hàng làm những công việc như: ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên vật liệu, giải quyết tất cả vấn đề liên quan đến các cơ quan nhà nước hay các tổ chức liên quan đến nhà hàng…

kinh doanh nhà hàng
Để việc kinh doanh nhà hàng có hiệu quả cần xác định rõ mô hình quản lý nhà hàng gồm những gì – (Nguồn: Internet)

Giám sát nhà hàng

Giám sát nhà hàng có nhiệm vụ: Phân công, bố trí việc làm cho nhân viên, theo dõi công ca thường nhật; giám sát quá trình làm việc hàng ngày của nhân sự thuộc bộ phận quản lý; kiểm tra và giám sát tình hình chấp hành quy chế; điều lệ của nhân viên trong bộ phận, phản ánh, trao đổi thông tin giữa các bộ phận với nhau và rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Nhân viên phục vụ

Công việc của nhân viên phục vụ là:

– Sắp xếp bàn ghế, chào đón và giúp khách chọn bàn

– Giới thiệu thực đơn cho khách

– Phục vụ món ăn tận bàn

– Thanh toán hóa đơn, tiễn khách và dọn dẹp

Nhân viên pha chế

– Giúp khách chọn đồ uống

– Pha chế thức uống

– Trò chuyện cùng khách

– Thanh toán hóa đơn, rửa ly tách, dọn dẹp quầy bar

Nhân viên phục vụ tiệc

– Sắp bàn tiệc và các yêu cầu sự kiện

– Chào khách và hướng dẫn khách vào chỗ ngồi

– Phục vụ món ăn, thức uống

– Tiếp nhận và giải quyết thắc mắc, than phiền từ khách

– Tiễn khách và dọn dẹp khu vực tổ chức tiệc

Nhân viên tạp vụ

– Rửa bát, đĩa và các dụng cụ

– Lau chùi thiết bị

– Thu dọn rác và quét dọn dẹp nhà bếp

Cách quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả

Xác định công việc cụ thể và tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng

Trước tiên, bạn cần phải xác định rõ nhà hàng cần những vị trí nào và mô tả công việc cho từng vị trí một cách rõ rang, để nhân viên hiểu rõ công việc mình cần làm hoặc tham khảo chúng khi có sự nhầm lẫn. Tiếp theo, bạn cũng cần phải đặt ra những tiêu chuẩn đánh giá, đo lường hiệu quả công việc. Điều này sẽ giúp cho việc điều hành nhà hàng được thuận lợi và suôn sẻ hơn.

Trao đổi, đào tạo thường xuyên cho nhân viên

Mục đích của việc trao đổi và đào tạo thường xuyên là nhằm củng cố và nâng cao năng lực của nhân viên, đồng thời giúp người quản lý nắm rõ được công việc từng bộ phận. Nhà hàng có thể tổ chức các buổi training định kì theo quý cho từng bộ phận, để bổ sung thêm kiến thức mới về vấn đề phục vụ, nắm bắt xu hướng món ăn, làm mới thực đơn…

Quản lý nhân viên nhà hàng

Quản lý nhân viên nhà hàng sẽ giúp cho việc kinh doanh trở nên thuận lợi (Nguồn: Internet)

Giao tiếp, lắng nghe và giả quyết xung đột với nhân viên

Để quản lý tốt nhân viên, nhất định bạn phải học cách giao tiếp và lắng nghe nhân viên của mình. Sẵn sàng lắng nghe để nhân viên được nói chuyện hay bày tỏ bức xúc trong quá trình làm việc. Bạn cần lắng nghe và suy nghĩ về vấn đề phát sinh, sau đó đưa ra hướng giải quyết vấn đề. Phải thực sự công bằng giả quyết, không thiên vị bởi vì chính cách cư xử của sếp chính là yếu tố cần thiết để tạo ra sự thành công trong làm việc.

Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện

Nhà hàng của bạn cần xây dựng một bộ quy tắc ứng xử giữa nhân viên với khách hàng và giữa nhân viên với nhau. Nhằm tạo nên môi trường làm việc thân thiện, bình đẳng để mọi nhân viên đều cảm thấy được tôn trọng và muốn gắn bó lâu dài với công việc.

Chế độ thưởng, phạt hợp lý

Những vấn đề liên quan đến chế độ thưởng phạt, đãi ngộ cho nhân viên cũng là một vấn đề mà người quản lý nhà hàng cần phải lưu ý. Người quản lý nhà hàng cần phải sắp xếp trả lương đúng thời hạn đã cam kết cho nhân viên, hoặc có những phần thưởng khuyến khích nhân viên phát huy khả năng khi làm tốt công việc được giao.

Với những chia sẻ trên, hy vọng rằng, bạn có thể áp dụng vào vị trí quản lý nhà hàng của mình một cách hiệu quả. Nếu bạn đang muốn đăng ký học quản lý nhà hàng để nâng cao thêm chuyên môn cũng như kỹ năng nghề chuyên nghiệp thì có thể tham khảo chương trình tại CET nhé. Chúc các bạn thành công!

Điểm: 4.5 (6 bình chọn)

Tác giả: Anh Vũ Đình

Chuyên gia Đình Anh Vũ là một trong những tác giả có nhiều năm kinh nghiệm, công tác trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, từng nắm giữ vị trí Quản lý Khách sạn tại nhiều Nhà hàng, Khách sạn lớn ở TP.HCM. Tác giả Đình Anh Vũ sẽ chia sẻ những bài học, kinh nghiệm làm nghề với các bạn trẻ thông qua những bài viết thú vị, bổ ích và được nhiều người đón nhận.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn