Để trở thành một CMO, bạn cần phải có năng lực cả về chuyên môn, quản lý đến khả năng đưa ra chiếc lược Marketing hiệu quả, đưa thương hiệu đến gần với khách hàng. Hơn nữa, bạn phải có đầy đủ các kỹ năng mềm để tương tác với đồng nghiệp, khách hàng, đối tác… Nói tóm lại, CMO là thuật ngữ chỉ vị trí vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Vậy CMO là gì? Cùng Cet.edu.vn tìm hiểu nhé!
CMO là gì?
CMO là viết tắt của cụm từ Chief Marketing Officer, là vị trí Giám đốc Marketing. Vị trí này đảm nhận nhiệm vụ quản lý, chịu trách nhiệm về mảng Marketing cho một doanh nghiệp như: Lập chiến lược truyền thông, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng…Một CMO giỏi là người không chỉ nhìn thấu những xu hướng phát triển của thịt trường, mà họ còn phải xác lập được hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
CMO là vị trí Giám đốc Marketing (Ảnh: Internet)
Công việc cụ thể của CMO
Tùy vào doanh nghiệp và sản phẩm kinh doanh, mà các CMO sẽ có nhiệm vụ cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, sẽ có công việc cơ bản sau:
- Xây dựng chiến lược và tổ chức thực hiện các hoạt động Marketing cho doanh nghiệp.
- Tổ chức và giám sát các hoạt động nghiên cứu thị trường.
- Xây dựng công cụ đo lường kết quả hoạt động Marketing.
- Tham mưu cho ban Giám đốc về các kế hoạch truyền thông phát triển thương hiệu.
- Thiết lập duy trì mối quan hệ với báo giới, đối tác, khách hàng, KOL phục vụ cho hoạt động Marketing của công ty.
- Đào tạo nhân viên.
Vai trò cao cả của CMO
CMO có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp (Ảnh: Internet)
Xây dựng và khẳng định thương hiệu
Đối với lĩnh vực kinh doanh, thương hiệu chính là tài sản vô hình cần được quan tâm, bảo vệ và chăm lo hết mức. Nếu tạo được thương hiệu uy tín, chất lượng bạn sẽ có được sự trung thành của khách hàng và việc kinh doanh sẽ trở nên thuận lợi. Thương hiệu được tạo nên từ sự tin cậy, tín nhiệm và sẵn sàng bỏ ra mức tiền cao hơn để sử dụng sản phẩm thuộc thương hiệu của doanh nghiệp. Và vai trò, trách nhiệm của CMO chính là xây dựng và quản trị thương hiệu của doanh nghiệp.
Nắm bắt các xu hướng mới
CMO dự đoán xu hướng, kế hoạch tiên phong cho chiến lược Marketing (Ảnh: Internet)
Cùng một thời điểm, có đến hàng trăm xu hướng kinh doanh cùng tồn tại. Tuy nhiên, chỉ có một vài hoặc duy nhất xu hướng phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Vì vậy, CMO cần liên tục cập nhật những xu hướng mới và chọn lựa cho phù hợp, rồi đầu tư những khoản chi phí lớn để nắm bắt cơ hội. Bởi khi chọn lựa đúng xu hướng, có thể mở ra thị trường mới và có các nhóm khách hàng mới. Đây chính là viêcm CMO cần làm để đưa doanh nghiệp của bạn đi xa hơn.
Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing
Đánh giá hiệu quả Marketing là công việc mà các doanh nghiệp thường làm để đo lường các hoạt động Marketing hoạt động có tốt hay không thông qua các con số như doanh thu bán hàng, tăng doanh số, số người biết đến thương hiệu… Do đó, việc đánh giá các hiệu quả Marketing cầm được CMO hoạch định rõ ràng từng bước khi mới bắt đầu chiến lược sao cho chiến lược đó đem lại hiệu quả cao nhất.
CMO cần hoạch định từng bước đo lường hiệu quả trước khi chiến lược mới bắt đầu (Ảnh: Internet)
Tạo dựng môi trường, văn hóa hợp tác
Ngoài những việc trên, CMO cũng cần phải có khả năng lãnh đạo. Họ phải là người tìm kiếm những tài năng và phát triển nhân sự để họ phát huy những tiềm năng của mình. Bên cạnh đó, CMO phải tạo được cảm hứng làm việc, biết lắng nghe giúp nhân viên có tiếng nói và phát huy sức sáng tạo. Một CMO giỏi sẽ biết cách phát triển ý tưởng, xóa tan khoảng cách của những vách ngăn bàn làm việc.
CMO phải đứng trên cương vị của khách hàng để thấu hiểu
Công việc của người làm Marketing không phải bán sản phẩm, dịch vụ mà là phát triển và chăm sóc tốt nhất cho sự trải nghiệm khách hàng. Do đó, CMO cần phải có những biện pháp cải thiện và bảo vệ trải nghiệm khách hàng.
Tổng kết
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ CMO là gì và công việc cũng như vai trò của CMO trong doanh nghiệp đúng không nào? Hãy cùng đón đọc những thông tin hữu ích của thuật ngữ nhà hàng khách sạn trong những bài viết tiếp theo của CET nhé!
Ý kiến của bạn