GDS là gì có lẽ đã không còn xa lạ với những người làm kinh doanh khác sạn. Thế nhưng với những ai “ngoại đạo” thì sao? Nếu còn chưa biết gì về thuật ngữ ngành nhà hàng khách sạn này, hãy cùng CET tìm hiểu ngay để có thêm những kiến thức bổ ích và thú vị nhé!
Vậy GDS là gì?
GDS là viết tắt của thuật ngữ “Global Distribution System”, là mạng lưới đặt chỗ được điện toán hóa trên toàn thế giới. Công cụ này là một điểm truy cập được sử dụng để đặt vé máy bay, phòng khách sạn, xe cho thuê và các mặt hàng liên quan khác của đại lý du lịch, các công ty lớn hay các điểm đặt phòng trực tuyến…
GDS là mạng lưới đặt chỗ được điện toán hóa trên toàn thế giới. Ảnh: Internet
GDS kết nối tất cả những dịch vụ đó thông qua 3 mảng book chủ yếu gồm: máy bay, khách sạn, vận chuyển mặt đất và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, GDS còn cung cấp tất cả thông tin cụ thể về các loại thuế quan và dịch vụ du lịch hàng ngày cho người dùng dễ dàng truy cập và tìm kiếm.
GDS được điều hành và kiểm soát bởi hệ thống dữ liệu máy tính. Hiện nay có 3 kênh GDS lớn hàng đầu thế giới là: Travelport (Galileo, Apollo, Worldspan), Amadeus và Sabre.
Chức năng của GDS trong hoạt động kinh doanh khách sạn
Với chức năng là một mạng lưới lưu trữ thông tin về: số lượng phòng tồn, biểu giá của các khách sạn và được kết nối bởi một hệ thống đặt phòng trung tâm, GDS đóng vai trò vô cùng quan trọng với việc kinh doanh của mỗi khách sạn, đồng thời giúp khách hàng dễ dàng đặt phòng.
Thông qua hệ thống GDS hỗ trợ, khách hàng có thể tìm kiếm các thông tin của khách sạn ưng ý một cách nhanh chóng nhất, giúp tiết kiệm thời gian hiệu quả.
GDS giúp khách hàng tìm kiếm thông tin khách sạn nhanh và tiện lợi nhất.
Ảnh: Internet
GDS đem lại lợi ích gì cho khách sạn?
Với chức năng và sự tiện lợi như trên, GDS mang lại cho các khách sạn rất nhiều lợi ích. Đầu tiên là việc giúp cho các khách sạn dễ dàng cập nhật số lượng phòng tồn, giá bán mà không cần nhân lực con người thống kê. GDS còn giúp các giao dịch này đảm bảo về sự thống nhất thông tin cho khách, tránh những rắc rối trong quá trình khách đặt.
Tiếp theo là lợi nhuận thu về từ những gia trị của GDS không hề nhỏ. Khách hàng luôn có nhu cầu tiết kiệm thời gian nên các dịch vụ tiện lợi như GDS ngày càng được ưa chuộng. Do đó, nhờ GDS mà số khách hàng của khách sạn sẽ tăng lên đáng kể, giúp tăng doanh thu tối đa.
Tại sao GDS quan trọng với ngành du lịch?
GDS giống như hệ thống Travelport tạo ra hàng triệu USD trong việc bán các sản phẩm du lịch toàn cầu. Nhờ có tính năng tự động của GDS, các công ty du lịch lữ hành có thể hợp tác để lấy thông tin đặt phòng của các khách sạn trên hệ thống để bán cho khách du lịch của mình và trả lợi nhuận cho GDS. Phương thức này được gọi là B2B – Business to Business.
GDS đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của ngành du lịch. Ảnh: Internet
Không chỉ thế, các công ty du lịch độc lập, du lịch trực tuyến và các văn phòng du lịch còn sử dụng các hệ thống GDS phức tạp hơn để tìm ra chỗ ở, dịch vụ có giá tốt nhất cho khách hàng của họ và giúp khách đặt chỉ trong tích tắc.
Bên cạnh đó, các công ty du lịch cũng gửi các thông báo khuyến mãi thông qua hệ thống lõi GDS nên dễ dàng marketing hiệu quả mà còn tiết kiệm được phần lớn chi phí tới các đại lý, hay từ các đại lý tới khách hàng.
Tất cả những điều trên góp phần thúc đẩy ngành du lịch không ngừng tăng trưởng và phát triển ngày một mạnh mẽ.
Tổng kết
Hiện nay, các nhà cung cấp GDS đang dần trở thành “công cụ đặt dịch vụ trực tiếp” thay cho một hệ thống chỉ được dùng bởi các công ty quản lý du lịch. Trong thời đại công nghệ số, GDS sẽ còn góp phần giúp các khách sạn nâng cao doanh thu ngày càng hiệu quả. Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm GDS là gì và có thêm những thông tin, kiến thức hữu ích.
Ý kiến của bạn