Nhiều bạn trẻ đã và đang chọn học nấu ăn hệ trung cấp chuyên nghiệp làm ngành nghề gắn bó lâu dài và phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, bất kỳ ngành nghề nào cũng cần người làm việc có những yếu tố nhất định nếu muốn thành công và nghề Bếp cũng không ngoại lệ. Với những chia sẻ từ đội ngũ Giảng viên nghề Bếp giàu kinh nghiệm của CET thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu xem nghề nấu ăn cần những phẩm chất, kỹ năng ngành bếp gì?
Thực tế, nghề Bếp hấp dẫn, có nhiều thử thách nhưng cũng tương đối vất vả, đòi hỏi ở người Đầu bếp sự kiên trì, bền bỉ và tinh thần yêu nghề cao. Chính vì vậy, thông qua việc tìm hiểu những phẩm chất, kỹ năng cần có của người Đầu bếp thì bạn có thể rèn luyện những điều đó ngay từ bây giờ để chuẩn bị cho hành trình chinh phục nghề nấu ăn.
Những phẩm chất, kỹ năng cần có để theo nghề nấu ăn là gì? (Nguồn: Internet)
Nghề nấu ăn yêu cầu những phẩm chất, kỹ năng gì?
Kiến thức chuyên môn
Nếu muốn trở thành một Đầu bếp chuyên nghiệp hay Bếp trưởng tài năng thì ngoài các công việc nấu nướng, chế biến món ăn mà bạn còn phải biết cách lên thực đơn, cách chọn nguyên liệu, tính toán chi phí… Chính vì vậy, không những học hỏi nghiệp vụ nghề Bếp mà bạn còn phải học thêm kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác cũng như các kỹ năng mềm bổ trợ cho công việc.
Tinh thần ham học hỏi, tìm hiểu
Học ở các kênh dạy nấu ăn online, học thực tế tại trường lớp hay học chính từ các đồng nghiệp, bậc tiền bối… tất cả những kỹ thuật, công thức để có thể làm ra món ăn ngon, độc đáo và mang dấu ấn riêng của bản thân. Đó chính là tinh thần ham học hỏi mà bất kỳ người Đầu bếp tài giỏi nào cũng có.
Sự sáng tạo
Đối với thế giới Ẩm thực thì sự sáng tạo của người Đầu bếp chính là chất xúc tác để “giữ chân” các thực khách. Chính nhờ sự sáng tạo của họ mà mỗi món ăn có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật và mang đến sự thích thú cho người dùng.
Sự sáng tạo của người Đầu bếp có thể biến món ăn trở thành “một tác phẩm nghệ thuật”. (Nguồn: Internet)
Kỹ năng quản lý và tổ chức
Với 2 kỹ năng này, bạn sẽ có thể làm chủ được khu vực Bếp của mình trong cách quản lý và phân phối công việc, nhân viên. Khi càng lên các cấp cao như Tổ trưởng bếp, Bếp phó, Bếp trưởng thì 2 kỹ năng này lại càng quan trọng.
Kỹ năng lập kế hoạch
Kỹ năng này sẽ giúp bạn có kế hoạch cụ thể, chi tiết về công việc sẽ diễn ra trong ngày cũng như dự phòng các tình huống có thể xảy ra, phát sinh. Từ đó, bạn sẽ có bước chuẩn bị tốt hơn.
Kỹ năng quản lý tài chính
Đây là một kỹ năng mà khi trở thành Đầu bếp chuyên nghiệp, bạn sẽ thường xuyên sử dụng tới chúng. Việc tính toán chi phí mua nguyên vật liệu, dụng cụ… sao cho vừa đảm bảo chất lượng món ăn vừa tiết kiệm chi phí mang lại nguồn lợi nhuận luôn làm “đau đầu” các Đầu bếp chuyên nghiệp.
Kỹ năng làm việc tập thể, giao tiếp
Nếu bạn nghĩ Đầu bếp là một công việc làm độc lập thì đó hoàn toàn sai lầm. Từ việc thu mua nguyên liệu, sơ chế đến khi món ăn tới tay thực khách là sự đóng góp công sức của rất nhiều người. Chính vì vậy, nếu không có kỹ năng làm việc nhóm cũng như giao tiếp tốt thì cho dù bạn tài năng đến đâu thì cũng sẽ rất khó để làm tốt công việc.
Các tố chất khác mà người Đầu bếp cần có
Ngoài các yêu cầu về phẩm chất và kỹ năng nêu trên thì ở một người Đầu bếp chuyên nghiệp còn cần có các yếu tố, tố chất sau:
– Sức khỏe tốt, làm việc được dưới áp lực cao.
– Sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, cẩn thận và khéo léo.
– Có gu thẩm mỹ tốt và sự nhanh nhạy với mùi vị.
– Tinh thần yêu nghề và ý thức về nghề nghiệp cao độ.
Nghề Bếp tuy có phần tương đối vất vả nhưng là một công việc hấp dẫn,
nhiều tiềm năng. (Nguồn: Internet)
Hy vọng với những thông tin chia sẻ từ Cet.edu.vn đã giải đáp cho những bạn yêu nghề Bếp về thắc mắc yêu cầu nghề nấu ăn cần phẩm chất, kỹ năng gì? Với nhu cầu của thị trường lao động hiện nay thì nghề này đang có rất nhiều tiềm năng phát triển nên bạn hãy rèn luyện cho mình những kỹ năng ngành bếp cần thiết và nắm lấy cơ hội thành công.
Ý kiến của bạn