Là một quốc gia có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, qua mỗi năm lượng du khách quốc tế và nội địa ghé thăm các địa danh tại Việt Nam ngày càng tăng. Không chỉ vậy, sự phát triển của ngành Du lịch cũng tạo ra những cơ hội vàng dành cho các ngành nghề, đặc biệt là lĩnh vực Hospitality Industry.
Những năm gần đây, du lịch Việt Nam ngày càng được thế giới biết đến nhiều hơn với những điểm đến nằm trong danh sách địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế bình chọn. Cũng vì thế, du lịch Việt Nam đã có những đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội và là “chất xúc tác” giúp các ngành nghề có cơ hội vươn mình.
Tiềm năng phát triển của lĩnh vực Du lịch tại Việt Nam
Việt Nam là một trong số ít những quốc gia có nhiều di sản và khu dự trữ sinh quyết thế giới được UNESCO công nhận. Đồng thời, nước ta cũng sở hữu một loạt các điểm đến hấp dẫn như: Ninh Bình, Đà Lạt, Hạ Long, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc… Du khách có thể đến thăm Việt Nam vào bất kỳ mùa nào trong năm. Nếu như du lịch biển chiếm ưu thế vào mùa hè thì mùa xuân, thu hay đông, các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên lại rất thu hút du khách với các cảnh đẹp như: Hà Giang với những triền hoa mận, tam giác mạch rung rinh trong gió; hay vùng Tây Bắc tràn ngập trong hương sắc của những đồng lúa chín; Đà Lạt với đồi cỏ hồng chớm nở trong sương mai và những bờ rào dã quỳ rực rỡ…
Ninh Bình là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng được nhiều
du khách quốc tế yêu thích (Ảnh: Internet)
Không chỉ thế, văn hóa ẩm thực của nước ta cũng vô cùng hấp dẫn, khi liên tiếp những món ăn Việt Nam đều được lọt top bình chọn được yêu thích như: Phở, bánh mì, bún chả… Cùng với đó, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cũng ngày càng được đầu tư, tạo sự chuyên nghiệp và chất lượng cho ngành Du lịch Việt Nam.
Những con số đáng chú ý của ngành Du lịch Việt Nam
Theo các báo cáo thống kê, 6 tháng đầu năm 2017 là một giai đoạn khởi sắc của du lịch Việt Nam. Cụ thể, tổng lượng du khách quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt 6.206.336 lượt, tăng đến 30,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng khách du lịch nội địa trong nửa đầu năm 2017 cũng đạt 40,7 triệu lượt. Doanh thu từ khách du lịch ước tính đạt 254.700 tỷ đồng, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2016. Đây là những con số kỷ lục mà ngành du lịch đã đạt được.
Cơ hội vàng cho ngành Hospitality Industry
Hospitality Industry là ngành dịch vụ Khách sạn – Nhà hàng – Du lịch, nó được xem là ngành công nghiệp không khói với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau như: Khách sạn, Resort, du thuyền, nhà nghỉ, Casino… Hiện nay, tại Việt Nam có hơn 25.000 cơ sở lưu trú, trong đó, khách sạn tiêu chuẩn từ 4, 5 sao chuẩn quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều. Chính vì thế, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho ngành Hospitality Industry.
Kéo theo sự tăng trưởng của lĩnh vực Du lịch, ngành Hospitality Industry
có nhiều cơ hội phát triển vượt bậc
Với tiềm năng sẵn có cùng với tốc độ phát triển Du lịch như hiện nay, ngành Hospitality Industry đang cần số lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo thống kê của các cơ quan, mỗi năm nước ta cần thêm 25.000 lao động mới. Do đó, những ứng viên theo ngành Nhà hàng – Khách sạn chắc chắn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm. Không chỉ vậy, cơ hội nghề nghiệp còn đa dạng với nhiều vị trí việc làm khác nhau như: Nhà hàng, khách sạn, công ty lữ hành, Reort… với mức lương cùng chế độ đãi ngộ hấp dẫn.
Với những tiềm năng của ngành Du lịch Việt Nam cùng cơ hội phát triển của ngành Hospitality Industry như trên, các bạn có thể yên tâm về nghề nghiệp của mình khi học chuyên ngành này nhé!
Tổng kết
Nếu yêu thích ngành học này và mong muốn được đào tạo chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế, cũng như được trải nghiệm môi trường thực tế trong quá trình học, bạn hãy đăng ký ngay khóa học Quản trị Nhà hàng – Khách sạn tại CET. Hoặc nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết về khóa học, bạn hãy gọi đến Hotline 1800 6552 (Miễn phí cước cuộc gọi) hoặc để lại thông tin liên hệ theo form bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé!
Ý kiến của bạn