So với các bộ phận khác trong khách sạn thì công việc của nhân viên Housekeeping có phần âm thầm, lặng lẽ hơn. Tuy nhiên, không thể vì thế mà có thể phủ nhận tầm quan trọng, sự đóng góp của bộ phận này vào hoạt động chung của khách sạn. Hôm nay, cet.edu.vn sẽ giới thiệu với bạn xem Housekeeping là gì? Bên cạnh đó cũng sẽ mang đến cái nhìn tổng quan cho bạn về những con người làm việc ở bộ phận này.
Với mỗi khách sạn, nếu ví những căn phòng ngủ sang trọng, gọn gàng, sạch sẽ là “bộ mặt” đầy sự tự hào thì nhân viên housekeeping chính là những người hùng thầm lặng góp phần vào thành công ấy. Ngày nay, với đòi hỏi mỗi lúc một khắt khe hơn về chất lượng dịch vụ lưu trú của khách hàng thì vai trò quan trọng của nhân viên Housekeeping ngày càng được ghi nhận nhiều hơn.
Housekeeping là bộ phận làm việc thầm lặng nhưng rất quan trọng trong khách sạn (Nguồn: Internet)
Housekeeping là gì?
Trong thuật ngữ nhà hàng khách sạn thì Housekeeping (HK) nhằm để chỉ bộ phận Buồng phòng với nhiệm vụ chính là đảm bảo chất lượng các phòng ngủ luôn sạch sẽ, vệ sinh, tươm tất theo đúng tiêu chuẩn quy định. HK là một bộ phận quan trọng đóng góp 60% vào tổng doanh thu của khách sạn.
Công việc của bộ phận Housekeeping
Ngày nay, ngoài việc đảm bảo chất lượng các phòng ngủ đạt tiêu chuẩn thì bộ này còn bao gồm những bộ phận nhỏ hơn nhằm đảm nhận các công việc cũng không kém phần quan trọng như: vệ sinh khu vực công cộng, giặt ủi… Tuỳ theo quy mô, loại hình kinh doanh mà mỗi khách sạn sẽ có sự sắp xếp, tổ chức cấu trúc bộ phận HK khác nhau.
Các bộ phận nhỏ thuộc trong Housekeeping
– Bộ phận Buồng phòng (Room Attendant): với nhiệm vụ chính là dọn dẹp phòng khách, kiểm tra và liên hệ bảo dưỡng các trang thiết bị trong phòng, bổ sung đầy đủ các vật dụng (Amenities) cho phòng khách.
– Bộ phận Giặt ủi (bao gồm Laundry và Uniform): chịu trách nhiệm thu gom các đồ giặt của khách (khi có yêu cầu), vận hành các quy trình giặt ủi đồ khách, các loại hàng vải từ các bộ phận khác trong khách sạn và cả đồng phục của nhân viên.
– Bộ phận tầng/ khu vực công cộng (Public Area Attendant): có vai trò là đảm bảo vệ sinh các khu vực công cộng, hành lang, sảnh… và cả các khu vực nội bộ của nhân viên trong khách sạn.
– Bộ phận văn phòng (Housekeeping Officer): bao gồm các nhân viên Order Taker, Thư Ký… là những người đảm nhiệm các công việc hành chính, giấy tờ của bộ phận HK.
Nhờ có bàn tay của Housekeeping mà phòng của khách luôn sạch sẽ, tinh tươm (Nguồn: Internet)
Những yếu tố cần có của nhân viên Housekeeping
Để đảm nhiệm và hoàn thành tốt công việc của người nhân viên HK và đây cũng là vị trí thường xuyên phải tiếp xúc với khu vực “nhạy cảm” phòng khách nên ở họ cần có các yếu tố sau đây:
– Sức khoẻ tốt: vào các mùa cao điểm, nhân viên HK thường phải xử lý một khối lượng lớn công việc trong ca làm việc, ngoài ra việc đẩy xe, các dụng cụ cũng tiêu tốn kha khá sức.
– Sự chăm chỉ, tỉ mỉ: đây là yếu tố hàng đầu của người nhân viên HK để có thể mang lại căn phòng ngủ hoàn hảo nhất đến khách hàng.
– Kỹ năng giao tiếp: tuy không nhiều nhưng thỉnh thoảng nhân viên HK cũng sẽ tiếp xúc với khách hàng (khi dọn phòng hay gặp ở các khu vực công cộng). Vì thế kỹ năng này sẽ rất hữu ích với họ và góp phần tạo ấn tượng tốt về khách sạn trong mắt khách.
– Thật thà: đây là yếu tố cần có của người làm việc trong khách sạn, nhất là với nhân viên HK đức tính thật thà lại càng quan trọng. Vì họ sẽ là người trực tiếp dọn dẹp phòng khi khách đang lưu trú hoặc các khu vực công cộng dành cho khách.
Mối quan hệ của Housekeeping với các bộ phận khác
Một khách sạn vận hành luôn là sự phối hợp của nhiều bộ phận khác nhau, Housekeeping là bộ phận kết nối nhiều nhất với các bộ phận trong khách sạn. Trong đó, HK và lễ tân có mối quan hệ, tương tác khắng khít, gắn bó mật thiết với nhau. Lễ tân sẽ phụ trách thông báo tính hình phòng khách cho HK (khách check – in, check – out, đổi phòng…) và ngược lại sẽ là người đảm bảo và thông báo cho lễ tân khi phòng sẵn sàng. Và ngược lại, khi một phòng được bộ phận Housskeeping đã dọn xong thì cần phải thông báo đến cho bộ phần lễ tân để họ có thể sắp xếp phòng khi có khách hàng.
Những người nhân viên Housekeeping luôn làm việc chăm chỉ, tỉ mỉ (Nguồn: Internet)
Với cái nhìn tổng quan về bộ phận Housekeeping mà bài viết hôm nay mang lại, hy vọng đã hiểu hơn Housekeeping là gì? Và về công việc của họ trong mỗi khách sạn. Nếu bạn cũng yêu thích công việc này thì có thể tham khảo chương trình học Quản trị Nhà hàng Khách sạn của CET để có cơ hội làm việc tại các NHKS cao cấp, sang trọng.
Ý kiến của bạn