Spa Therapist là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong khách sạn. Đồng thời, nó cũng là công việc được giới nữ ưu ái chọn lựa. Vậy Spa Therapist là gì và công việc cụ thể của Spa Therapist như thế nào? Hãy cùng Cet.edu.vn tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Trong lĩnh vực kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn, các dịch vụ bổ sung thường được khách sạn chú trọng để mang đến sự thoải mái và hài lòng cho khách. Trong đó, Spa là một trong những dịch vụ được yêu thích và mang lại doanh thu cao.
Spa Therapist là gì?
Spa Therapist là thuật ngữ dùng để chỉ nhân viên vật lý trị liệu tại spa trong các khách sạn, resort cao cấp, làm việc dưới sự giám sát và điều phối của Quản lý Spa. Công việc chính của Spa Therapist là chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cho khách lưu trú trong khách sạn.
Spa Therapist là người trực tiếp thực hiện chăm sóc sức khỏe và
sắc đẹp cho khách lưu trú (Ảnh: Internet)
Công việc của Spa Therapist trong khách sạn
Chuẩn bị đầu ca
– Thay đồng phục, buộc tóc gọn gàng và cắt ngắn móng tay.
– Kiểm tra vệ sinh các phòng massage, đảm bảo sạch sẽ và các trang thiết bị phải được sắp xếp gọn gàng, hoạt động tốt.
– Kiểm tra khăn, gối, drap đã được gấp ngay ngắn và sạch sẽ chưa để sẵn sàng phục vụ khách.
– Kiểm tra và bổ sung đầy đủ các loại dầu, tinh dầu.
– Kiểm tra phòng tắm, phòng xông hơi đã có đủ vật dụng như sữa tắm, dầu gội đầu, khăn tắm chưa.
Quy trình massage cho khách
– Mời khách lên giường massage và nằm sấp xuống, rồi lấy khăn đắp lên người khách.
– Thoa dầu nóng lên tay và xoa đều hai gan bàn chân của khách. Đồng thời, bấm các huyệt ở gan bàn chân và vuốt các ngón chân.
– Massage nhẹ nhàng phần mu bàn chân, cổ chân và bắp chân.
– Massage đùi, mông, hông (nếu được yêu cầu).
– Massage phần lưng và vai gáy của khách. Xoa bóp, ấn huyệt đều toàn thân và ấn huyệt dọc 2 bên sống lưng.
– Mời khách quay người lại, giúp khách đắp khăn lên người.
– Massage, ấn nhẹ ở hai cánh tay, vuốt các ngón tay.
– Massage bụng nếu được yêu cầu.
– Xoa bóp và ấn huyệt ở vùng đầu, vùng mặt. Cần rửa sạch tay, lau khô và hỏi khách có dùng loại kem nào riêng không khi massage vùng mặt.
– Kết thúc quy trình, nhân viên hướng dẫn khách sử dụng phòng xông hơi và chỉ lối phòng tắm cho khách.
Kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ các vật dụng để sẵn sàng phục vụ khách (Ảnh: Internet)
Các yếu tố cần có để trở thành một Spa Therapist
Để trở thành một Spa Therapist, ngoài việc phải nắm vững những kiến thức về Nhà hàng – Khách sạn bạn cũng cần nắm rõ những kiến thức và kỹ năng chuyên môn về spa, như:
Các kiến thức cơ bản về da
– Phân biệt các loại da như da nhạy cảm, da dầu, da khô để có cách chăm sóc phù hợp.
– Phân tích đặc điểm về da, xác định loại da, độ ẩm, độ nhạy cảm, sắc tố, các vấn đề về lỗ chân lông…
– Hiểu rõ những dưỡng chất cần thiết đối với da như lượng nước, Calorie, ẩm, các chất dinh dưỡng đa lượng, vi lượng thiết yếu.
Kỹ năng
Vì là người tiếp xúc trực tiếp và thực hiện các liệu pháp làm đẹp với khách hàng, nên Spa Therapist phải thành thạo và chuyên nghiệp các kỹ năng, như: Kỹ thuật tẩy tế bào chết, lau mặt bằng bông mút, lau khăn nóng, kỹ thuật tẩy trang mắt, môi và vùng mặt, kỹ thuật đắp mặt nạ cơ bản…
Ngoài ra, Spa Therapist cũng cần phải có các tố chất như: Thích chăm sóc người khác, tác phpng nhanh nhẹn, vui vẻ, cư xử hòa nhã, có tinh thần chịu khó, ham học hỏi… để đảm bảo làm hài lòng khách lưu trú.
Spa Therapist phải được đào tạo thành thạo các kỹ năng chuyên môn (Ảnh: Internet)
Mức lương của Spa Therapist
Hiện nay, mức lương của một Spa Therapist dao động từ 4 – 6 triệu/tháng đối với người chưa có kinh nghiệm và 7 – 10 triệu/tháng đối với người đã có kinh nghiệm. Ngoài ra, nhân viên Spa Therapist còn được nhận thêm các khoản tiền như Service Charge, tiền hoa hồng nếu bán thêm dịch vụ cho khách, tiền tip và các đãi ngộ khác.
Qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về Spa Therapist là gì cũng như công việc và mức lương của vị trí này chưa nào? Nếu yêu thích công việc này, đừng quên cố gắng trau dồi kiến thức và rèn luyện kỹ năng để có cơ hội làm việc trong môi trường Nhà hàng – Khách sạn sang trọng nhé!
Ý kiến của bạn