Trong bài viết sau đây đây, hãy cùng Cet.edu.vn tìm hiểu về đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Lào Cai để xem vùng đất quyến rũ này khiến người ta say lòng bởi những lễ hội truyền thống và ẩm thực như thế nào nhé!
Lào Cai không chỉ sở hữu nét đẹp hoang vu của đại ngàn hay những thửa ruộng bậc thang ngút ngàn mà còn khiến người ta xao xuyến với những lễ hội đậm nét truyền thống của các dân tộc nơi đây. Hơn nữa, ẩm thực Lào Cai cũng để lại nhiều dư vị độc đáo, khó quên trong lòng bất kỳ du khách nào khi đặt chân đến.
Những thửa ruộng bậc thang đẹp mắt ở Lào Cai (Ảnh: Internet)
Những lễ hội đặc trưng của vùng đất Lào Cai
Lễ hội xuống đồng những ngày xuân của dân tộc Tày, Dao
Lễ hội xuống đồng này được diễn ra vào ngày mùng 8 Tết hằng năm và là lễ hội truyền thống của dân tộc Tày và Dao nơi đây. Lễ hội gồm nhiều phần như lễ cúng, rước đất, rước nước, cày đồng… Bên cạnh đó, nổi bật và nhộn nhịp nhất phải kể đến các tiết mục múa hát và trò chơi của đồng bào Dao, Tày. Tiếng kèn, trống vang dội hòa lẫn những điệu múa xòe khiến cho không khí lễ hội càng thêm náo nhịp và níu chân du khách không muốn rời đi.
Lễ hội Gầu Tào của người Mông
Lễ hội Gầu Tào là lễ hội nhằm cầu phúc, cầu mệnh của người dân tộc Mông. Lễ hội được diễn ra vào sáng mùng 1 Tết trong phạm vi của một gia đình để cầu mong cho gia đình không ai đau ốm. Tuy nhiên, hiện nay lễ hội này, nên nó đã trở thành một lễ hội chung của dân tộc Mông.
Lễ quét làng của người Xá Phó
Theo quan niệm của người Xà Phó, lễ quét làng mang ý nghĩ cầu cho dân làng yên bình, hoa màu tươi tốt và gia súc khỏe mạnh. Lễ hội này được tổ chức vào tháng 2 Âm lịch và được biết đến là một lễ hội truyền thống thần bí của người Xá Phó.
Lễ Tết nhảy của người Dao ở Tả Van
Lễ Tết nhảy là lễ hội đặc sắc được dân tộc Dao chuẩn bị công phu nhất, thể hiện rất rõ những nét đẹp truyền thống của người dân. Lễ hội diễn ra vào mùng 1 và 2 Tết Âm lịch nhưng sự chuẩn bị đã diễn ra cách đó vài tháng. Điểm đặc biệt của lễ hội này là 14 điệu nhảy đặc sắc và độc đáo. Mỗi điệu nhảy mô tả những hành động khác nhau và kể về các sự tích, công lao của tổ tiên, dòng họ. Do đó, Lễ Tết nhảy sẽ rất phù hợp với những ai muốn tìm hiểu về phong tục, tập quán của đồng bào Dao ở Tả Van.
Lễ Tết nhảy của người Dao (Ảnh: Internet)
Bên cạnh những lễ hội truyền thống trên, đồng bào dân tộc ở Lào Cai còn có rất nhiều lễ hội khác như: Lễ hội “Nhặn Sồng” & “Nào Sồng”, Lễ hội “Nào Cống”, Hội Roóng Poọc của người Giáy, Hội xuân hát giao duyên của người Dao Đỏ Tả Phìn…
Ẩm thực Lào Cai với những món ngon độc đáo
Đến vào Lào Cai, chắc hẳn bạn sẽ đắm say với nền ẩm thực đa dạng và mang đậm nét văn hóa của đồng bào dân tộc. Sau đây, là những món ăn không thể bỏ qua khi đến với vùng đất mây ngàn này:
Thịt lợn cắp nách
Đây là giống lơn riêng của người vùng cao. Lợn con được nuôi thả rông tự nhiên đến khi lớn. Cũng bởi vì thói quen người dân hay cắp lợn vào nách mang xuống bán ở những phiên chợ mà tên gọi của nó xuất phát từ đó. Lợn cắp nách sẽ được tẩm ướp nguyên con rồi nướng trên lửa than hoặc đem quay. Sau đó, ăn kèm với rau rừng và loại nước chấm được pha chế theo công thức riêng.
Thịt lợn cắp nách Lào Cai vị ngon trên từng miếng thịt (Ảnh: Internet)
Cơm lam
Đây là món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số của nước ta. Cơm lam được nấu từ gạo nếp và đem nướng trong ống tre đến khi tre ngả màu thì chẻ lớp vỏ ra để lấy cơm. Cơm lam có vị dẻo ngon của gạo nếp, nước suối và hương thơm dịu nhẹ của tre. Cơm lam thường được ăn với muối mè hoặc thịt xiên từ lợn cắp nách vài cải mèo.
Thắng cố
Thắng cố là đặc sản của người dân tộc Mông ở vùng Tây Bắc. Thắng cố được nấu chủ yếu từ thịt, gan, lòng, tim, tiết ngựa cùng 12 loại gia vị: Quế chi, thảo quả, cây thắng cố, sả, gừng…. Thắng cố thường được ăn kèm với các loại rau như ngồng su hào, cải mèo, cải lẩu… Người Mông thích nhất là được thưởng thức thắng cô cùng với rượu ngô, loại rượi nồng ấm, thơm phức mang đến dư vị dễ chịu, khó quên.
Thắng cố của người Mông (Ảnh: Internet)
Xôi bảy màu
Xôi bảy màu là món ăn nổi tiếng của người Nùng, được tạo nên từ các loại lá rừng tự nhiên. Do đó, xôi thoang thoảng hương thơm của cây cỏ mang đến sự trong lành và tinh khiết. Dân tộc Nùng tin rằng, ăn xôi bảy màu vào dịp lễ, Tết sẽ mang đến nhiều sự may mắn cho họ.
Trên đây, là đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Lào Cai. Hy vọng rằng, qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu hơn về vùng đất và con người nơi đây. Hãy đón đọc những bài viết tiếp theo từ Cet.edu.vn nhé!
Ý kiến của bạn