Không chỉ các khách sạn, những chung cư, tòa nhà… không có tầng 13 mà người ta còn “né” con số này với cả số nhà, số phòng, số đường, số thang máy… Đây cũng là một sự thật thú vị ít người biết. Vậy vì sao khách sạn không có tầng 13, hãy cùng trường trung cấp CET khám phá câu chuyên nghề ngành NHKS để tìm ra câu trả lời nhé!
Hầu hết các khách sạn không có tầng 13. Ảnh: Internet
Không chỉ ở Việt Nam mà tại nhiều quốc gia trên thế giới, số 13 cũng là đại diện cho những điềm xui rủi, không may mắn. Ở Anh, Canada hay Australia, người ta không bao giờ có địa chỉ nhà số 13. Tất cả các hãng hàng không của Đức đều bỏ qua hàng ghế thứ 13. Tại Mỹ bạn càng không thể thấy một chiếc bus nào mang số 13 hay không bao giờ ở trên tầng thứ 13 hoặc ở những căn phòng có ghi số 13. Thay vì thế, người ta thay số 13 thành nhiều kiểu như: 12A, 12+1…
Nhiều nơi “né” số 13 bằng cách đổi thành: 12A… Ảnh: Internet
Lý do vì sao khách sạn không có tầng 13
Nỗi sợ hãi con số 13 xuất phát từ sự tích Tiệc Ly trong sách Phúc Âm (Kinh Thánh). Đây chính là bữa tiệc cuối cùng mà Chúa Jesus ngồi cùng các môn đồ của mình trước ngày “Thứ sáu tuần thánh” – ngày Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá. Trong bữa tiệc này, đã có 13 môn đồ ngồi với chúa hôm đó. Kinh Thánh kể lại rằng, chúa Jesus hướng về phía môn đồ nói: “Không phải Ta đã chọn 12 người các con ư? Nhưng một trong số các con là quỷ”.
Tiệc Ly trong Kinh Thánh. Ảnh: Internet
Việc sắp xếp chỗ ngồi trong Tiệc ly được cho là đã làm dấy lên sự mê tín của một bộ phận những người theo Cơ Đốc giáo. Người ta tin rằng cứ có 13 khách tại một bàn là một điềm xấu; hoặc thậm chí tệ hơn, là nó đang châm ngòi cho cái chết.
Cùng với sự không may mắn mà con số 13 được gắn mác, thì ngày thứ sáu vô tình lại là ngày đánh dấu cả hai sự kiện lớn trong Kinh thánh: ngày Eva trao cho Adam quả táo và ngày Chúa Jesus chịu chết. Đây cũng là ngày xảy ra nhiều sự kiện chấn động như: việc Đức ném bom Cung điện Buckingham (thứ sáu ngày 13/9/1940); một trận lốc xoáy đã giết chết hơn 300.000 người ở Bangladesh (thứ sáu ngày 13/11/1970); sự biến mất của một chiếc máy bay không quân Chilê ở Andes (thứ sáu ngày 13/10/1972)…
Và từ những bi kịch tình cờ xảy ra vào nhưng ngày định mệnh này với những bộ phim như “Thứ 6 ngày 13” đã càng làm nỗi sợ hãi con số 13 tăng lên, làm tiền đề cho nhiều câu chuyện mê tín dị đoan sau này.
Để đánh dấu nỗi sợ hãi về hiện tượng này, các bác sĩ tâm thần cũng phát minh ra một thuật ngữ đặc biệt là “Paraskavidekatriafobiy” (sợ thứ sáu ngày 13). Những người mắc một hội chứng này sẽ rất sợ hãi số 13 và sẽ có các triệu chứng tâm thần như: buồn nôn, nôn, hoảng sợ, nhịp tim đập nhanh và khó thở khi trông thấy số 13.
Nỗi sợ thứ sáu ngày 13 ám ảnh nhiều người. Ảnh: Internet
Kết hợp tất cả những lý do trên thì ta có thể dễ dàng hiểu được rằng, các khách sạn không có tầng 13 cũng như số phòng, số thang máy thứ 13… là nhằm mục đích giúp khách hàng của mình hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ tại khách sạn. Đây cũng là mục tiêu mà những ngành dịch vụ rất quan tâm và lưu ý để chăm sóc và chiều lòng khách hàng của mình.
Vậy thực chất số 13 có phải là con số đáng sợ?
Báo An ninh thế giới từng đề cập: Nỗi sợ hãi con số 13 thực chất chỉ là mê tín dị đoan. Theo cách nhìn của giáo hội thì nó xuất phát chính từ những nỗi sợ hãi và định kiến sai lầm. Theo nhận định của cha Pavel Ostrovsky, Trưởng tu viện Uspensky thành phố Krasnogorsk gần thủ đô Moskva, trong cuộc trò chuyện với phóng viên tạp chí Nga Itogi:
“Chúng ta phải nhớ rằng, chính chúng ta mới là thợ rèn cho hạnh phúc hay bất hạnh của mình – chúng tôi đã được toàn quyền quyết định việc này. Không có số hoặc điềm báo nào có thể tước đi cái quyền đó, tất nhiên, nếu như chính bản thân con người không coi trọng một cái gì khác lớn hơn thế”.
“Chúng ta cần phải biết các khu vực nguy hiểm để đi vòng tránh chúng, nên bộ não con người luôn luôn cố gắng phát hiện ra khu vực này. Và tìm thấy chúng rồi, chúng ta hiểu rằng, cần phải học cách đối phó với số phận tàn khốc, thuần hóa nó, vượt lên trên nó”.
Vào thế kỷ XIX, ở Mỹ đã có 13 người Mỹ tự thành lập câu lạc bộ “13” tại thành phố New York để chế nhạo thói mê tín dị đoan và kiêng kị phi lý đối với con số 13 không may này. CLB còn làm lễ khai trương vào thứ sáu ngày 13 trong căn phòng số 13 và tiền phí hội viên suốt đời có giá 13 USD. Ý tưởng này còn khiến Tổng thống Theodore Roosevelt (tổng thống thứ 26) của Mỹ thích thú gia nhập câu lạc bộ.
Cuộc họp thường kỳ đầu tiên và lần thứ mười ba của Câu lạc bộ mười ba
Ảnh: Internet
Nhà số học Alice Moskvina trong cuộc trao đổi với phóng viên Itogi cho biết: “Con số 13 là sự khởi đầu một chu kỳ mới, mà cái mới luôn ẩn chứa sự chưa tường minh nên có vẻ như là nguy hiểm. Thói mê tín dị đoan và nỗi sợ hãi trước con số 13 tồn tại dai dẳng được còn do có một thực tế là người ta thường hay sống theo quán tính và bị chi phối bởi những nguyên tắc cũ kỹ mà không phải lúc nào cũng áp dụng được trong hoàn cảnh mới…”.
Tổng kết
Hy vọng những thông tin thú vị mà CET cung cấp trên đây đã giúp bạn hiểu được vì sao khách sạn không có tầng 13 cũng như không còn ác cảm hay nỗi sợ hãi với con số 13 nữa.
Ý kiến của bạn