Khi lựa chọn theo đuổi ngành Nhà hàng – Khách sạn, các bạn sẽ phải tìm hiểu các vị trí công việc trong lộ trình thăng tiến để thiết lập các mục tiêu phấn đấu cho bản thân. Assistant là một chức vụ quan trọng, giúp bạn học hỏi được nhiều kỹ năng cần thiết trước khi đảm nhận vai trò cấp Quản lý. Hãy cùng tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích về vị trí Assistant là gì? trong ngành Nhà hàng – Khách sạn thông qua bài viết dưới đây nhé!
Assistant là gì?
Assistant là thuật ngữ chỉ vị trí Trợ lý – “cánh tay phải” đắc lực của cấp Quản lý. Người đảm nhận vị trí này phải đáp ứng được các yêu cầu cao về chuyên môn, am hiểu nhiều lĩnh vực, có khả năng phụ trách nhiều bộ phận khác nhau. Các nhà hàng hay khách sạn thường có các vị trí như: Trợ lý Ban giám đốc, Trợ lý Tổng giám đốc, Trợ lý Giám đốc, Trợ lý Kinh doanh, Trợ lý Trưởng bộ phận, Trợ lý Bếp trưởng,… Nhờ có Trợ lý mà các công việc của cấp trên được diễn ra theo đúng kế hoạch, tránh sai sót và đạt hiệu quả cao hơn.
Assistant là người hỗ trợ đắc lực cho cấp Quản lý trong công việc. Nguồn: Internet
Điểm Khác Nhau Giữa Trợ Lý Và Thư Ký Là Gì?
Rất nhiều người nhầm lẫn rằng Thư ký và Trợ lý giống nhau nhưng thật ra tính chất công việc của hai vị trí này lại khác nhau rất nhiều. Nghiệp vụ của Thư ký liên quan đến văn thư, hành chính như soạn thảo hợp đồng, sắp xếp giấy tờ, đặt lịch hẹn, chuẩn bị tài liệu cho các cuộc họp, hội nghị,… Còn Trợ lý sẽ phụ trách các công việc chuyên môn như đối nội, đối ngoại, đàm phán, thỏa thuận hợp đồng với đối tác, làm việc với khách hàng và giám sát hoạt động của các bộ phận khác để báo cáo với cấp trên. Trong một số trường hợp, Assistant có thể kiêm nhiệm cả vị trí Thư ký nên họ phải uyên bác, biết sắp xếp thời gian và có khả năng chịu áp lực tốt.
Bảng Công Việc Chi Tiết Của Assistant Trong Nhà Hàng – Khách Sạn
Tùy vào vị trí của cấp Quản lý mà người Trợ lý sẽ phụ trách những nhiệm vụ khác nhau. Trong ngành Nhà hàng – Khách sạn thì Assistant phải thực hiện một hoặc nhiều công việc sau:
- Quản lý nhân viên; hàng hóa, nguyên vật liệu cung ứng; tài sản.
- Giải quyết các sự cố và khiếu nại phát sinh của khách hàng.
- Cầu nối cho các nhân viên khi cần trao đổi trực tiếp với cấp trên.
- Sắp xếp, phân bổ lịch làm việc, lịch công tác cho cấp trên lẫn các bộ phận liên quan.
- Chuẩn bị nội dung các cuộc họp; đàm phán, bàn luận với các đối tác về việc hợp tác, ký kết.
- Tổng hợp và báo cáo công việc thường xuyên để cấp trên nắm tình hình kinh doanh của nhà hàng, khách sạn.
- Tham mưu, đề xuất các phương án kinh doanh mới nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Điều hành các công việc được ủy quyền khi cấp Quản lý vắng mặt.
Assistant phải biết cách sắp xếp công việc hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nguồn: Internet
Các Kỹ Năng Cần Có Của Một Assistant Trong Ngành Dịch Vụ
Kỹ năng lãnh đạo
Vì phải thường xuyên thay mặt cấp trên điều hành các hoạt động của công ty khi họ vắng mặt nên Trợ lý cần có kỹ năng lãnh đạo. Lúc này, Assistant phải tiếp nhận và phân bổ công việc thật hợp lý theo kế hoạch đã đề ra. Nếu họ không có kỹ năng này thì công việc sẽ bị đình trệ, gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của khách sạn, nhà hàng và cấp dưới cũng khó nghe theo chỉ của Trợ lý. Ngoài ra, Assistant phải sẵn sàng đối mặt và chịu trách nhiệm toàn bộ công việc mà cấp trên đã giao phó.
Khả năng tổ chức
Khi nhận được các nhiệm vụ, kế hoạch từ cấp trên thì Trợ lý phải biết cách triển khai cho các bộ phận theo yêu cầu. Những điều này sẽ dễ dàng thực hiện được nếu người đó có kỹ năng tổ chức công việc, quản lý thời gian tốt. Assistant dựa vào các nguyên tắc như: việc quan trọng cần được ưu tiên hàng đầu, phân công đúng người đúng việc, nghiêm túc tuân thủ timeline, checklist. Với một bảng sắp xếp công việc, nhân sự hợp lý sẽ giúp mọi thứ diễn ra thuận lợi, ít rủi ro hơn.
Kỹ năng ra quyết định
Thay mặt sếp ra quyết định là nhiệm vụ mà Assistant nào cũng phải trải qua nhiều lần trong quá trình làm việc. Do đó, để được cấp Quản lý đánh giá cao về năng lực thì Trợ lý phải có khả năng suy nghĩ, phán đoán nhanh và lập trường kiên định với quyết định do mình đề ra. Họ sẽ phân tích, đánh giá tình hình nhanh chóng, cân nhắc các lợi ích lẫn rủi ro có thể xảy ra và đảm bảo lợi ích cho các bên liên quan. Chính những điều này mà Assistant chứng minh được khả năng bản thân đủ để đảm nhận vị trí này.
Sự sáng suốt giúp người Trợ lý đưa ra những quyết định đúng đắn. Nguồn: Internet
Khả năng đa nhiệm
Như đã nhắc đến ở phần đầu, Trợ lý được yêu cầu rất cao về chuyên môn, cụ thể là am hiểu về những lĩnh vực liên quan đến việc kinh doanh của nhà hàng, khách sạn. Công việc của Assistant bao gồm: nắm rõ cách vận hành của nhà hàng, khách sạn; hiểu rõ về các sản phẩm, dịch vụ, những nghiệp vụ từ cơ bản đến nâng cao và nắm bắt các xu hướng, thị hiếu của khách hàng. Có như thế, Trợ lý mới có khả năng tham mưu cho cấp trên về các kế hoạch, dự án phát triển trong thời gian sắp tới nhằm phát huy lợi thế và khắc phục khuyết điểm của doanh nghiệp.
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
Assistant chính là cầu nối giữa cấp trên với cấp dưới, giữa nhân viên với khách hàng, giữa doanh nghiệp với các đối tác nên kỹ năng giao tiếp, ứng xử rất quan trọng mà ai cũng phải có. Điều này thể hiện qua việc lắng nghe, thấu kiểu, nắm bắt tâm lý, thuyết phục và đàm phán. Với một môi trường làm việc mang tính Quốc tế thì Trợ lý còn phải hiểu biết về các nền văn hóa của nhiều đất nước khác nhau để mang đến chất lượng phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Có nhiều cách để chúng ta trau dồi kỹ năng này, chẳng hạn như cọ xát trong công việc, học hỏi từ người khác, sách vở hay tham gia các khóa học,…
Kỹ năng giao tiếp giúp người Trợ lý thiết lập nhiều mối quan hệ tốt. Nguồn: Internet
Mức Lương Vị Trí Trợ Lý Ngành Khách Sạn – Nhà Hàng Hiện Nay Là Bao Nhiêu?
Công việc này đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nên mức lương dành cho Assistant ngành Nhà hàng – Khách sạn hiện nay khá hấp dẫn. Dựa vào các bảng khảo sát, vị trí Trợ lý cho Ban Giám đốc, Ban Điều hành nhận mức thu nhập trên 30 triệu/tháng, lương Trợ lý Giám đốc bộ phận khoảng 15-20 triệu/tháng, còn Trợ lý Trưởng Bộ phận sẽ tầm 10-15 triệu/tháng,… Các mức lương này mang tính chất tham khảo và thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào quy mô và tình hình kinh doanh của nhà hàng, khách sạn cũng như năng lực của ứng viên.
Mức thu nhập sẽ tương xứng với những đóng góp của Assistant trong công việc. Nguồn: Internet
Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về công việc và trách nhiệm của một Assistant trong các nhà hàng, khách sạn. Qua tìm hiểu, bạn có thể thấy vị trí này có tiềm năng để phát triển khả năng và tạo nhiều cơ hội việc làm để trải nghiệm, thử thách bản thân. Nếu yêu thích lĩnh vực Hospitality thì bạn có thể tìm hiểu về ngành Nghiệp vụ Nhà hàng – Khách sạn của Trường Trung Cấp Kinh tế – Du Lịch TP.HCM (CET). Nhanh tay liên hệ số hotline 1800 6552 để được đội ngũ nhân viên tư vấn cụ thể và chi tiết hơn nhé!
Ý kiến của bạn