Covid-19 đem đến những thay đổi mang tính bước ngoặt ở mọi lĩnh vực, mà giáo dục cũng không nằm ngoại lệ trước ảnh hưởng của “cơn bão” này. Trong suốt khoảng thời gian ngắn ngủi vừa qua, chúng ta đã chứng kiến sự khó khăn chưa từng xảy ra trong ngành giáo dục cả thế giới và với Việt Nam, đây cũng là câu chuyện chưa từng có tiền lệ.
Covid-19 đem đến những thay đổi không nhỏ ở lĩnh vực giáo dục. Nguồn: Internet
Kỳ nghỉ dài nhất lịch sử ngành giáo dục Việt
Chỉ mới đầu năm nay, chúng ta vui mừng bước vào thập kỉ mới với nhiều triển vọng về một tương lai tươi sáng hơn. Không ai nghĩ đến viễn cảnh cuộc sống bị đảo lộn bởi một loại virus bé nhỏ nhưng ẩn chứa đầy những hiểm hoạ: Corona. Đã hơn 3 tháng trôi qua kể từ ngày trường học tạm thời đóng cửa, học sinh được cho nghỉ để phòng chống lây lan dịch bệnh. Đây cũng là lần đầu tiên, học sinh Việt Nam được “hưởng” một “cái Tết” kéo dài hơn 90 ngày chưa từng có trong lịch sử.
Đã hơn 3 tháng trôi qua kể từ ngày trường học tạm thời đóng cửa, học sinh được cho nghỉ để phòng chống lây lan dịch bệnh. Nguồn: Internet
“Lúc học nhiều quá thì muốn nghỉ nhưng khi nghỉ nhiều quá thì lại muốn đi học. Ở nhà liên tục khiến mình cảm thấy tù túng và mong được quay lại trường học hơn bao giờ hết. Vì trường mình chú trọng vào thực hành với sự hướng dẫn trực tiếp từ giảng viên, nên thời gian nghỉ dịch quả thật là một cơn “ác mộng” thật sự”. – Bạn Hà Thị Dương, sinh viên trường Trung cấp Kinh tế Du lịch TP.HCM chia sẻ.
Trong suốt thời gian qua, hàng loạt công văn khẩn được gửi để thông báo cho học sinh, sinh viên nghỉ học. Liên tục trong nhiều tuần, để đảm bảo sự an toàn, các tỉnh, thành phải đắn đo trong việc lùi lịch trở lại trường lớp. Không ai biết chắc chắn thời điểm an toàn để các trường mở cửa trở lại khi số ca nhiễm ngày một tăng lên. Đại dịch không chỉ biến cả học kỳ thành một kỳ nghỉ Tết tiếp nối, mà còn khiến chúng ta buộc phải nghiêm túc nghĩ về việc thay đổi kiểu giáo dục truyền thống vẫn gắn bó bấy lâu nay.
Học online lần đầu tiên được áp dụng trên toàn bộ hệ thống giáo dục
Trong thời gian nghỉ dịch tại nhà, học sinh và các thầy cô giáo đã bắt đầu làm quen với những phương pháp dạy và học mới qua màn hình máy tính. Việc học dần được số hóa, cách dạy được chia ra trên nhiều nền tảng nhằm “thích nghi” để vượt qua đại dịch. Học sinh dần mày mò cách sử dụng các ứng dụng học trực tuyến và hiểu được nguyên tắc vận hành của lớp học online. Không ít thầy cô vẫn thường xuyên đến trường hoàn thành việc phun khử khuẩn và thiết kế các bài dạy trực tuyến. Giảng viên ngoài việc nâng cao năng lực chuyên môn, bài giảng còn tập trung vào công việc dang dở, tập trung nghiên cứu khoa học. Biết bao thế hệ học sinh lâu nay vẫn lớn lên với những lớp học truyền thống, tuổi học trò vẫn xoay quanh chiếc bảng đen – phấn trắng. Biến cố lớn đột nhiên xảy ra khiến cho vai trò độc tôn của việc học truyền thống tưởng chừng không thể nào thay đổi, bỗng chốc trở nên vô giá trị trong hoàn cảnh khó khăn này.
Trong thời gian nghỉ dịch tại nhà, học sinh và các thầy cô giáo đã bắt đầu làm quen với những phương pháp dạy và học mới qua màn hình máy tính. Nguồn: Internet
Học trực tuyến là hình thức đã được trải nghiệm từ lâu, nhưng vốn dĩ chỉ là học thêm chứ không thể thay thế được việc đến trường và tiếp thu kiến thức trực tiếp. Cách dạy quá mới khiến nhiều người chưa kịp làm quen hay những vấn đề như mạng nghẽn, tài liệu chưa đa dạng, ID lớp học bị rò rỉ và quấy phá… cũng là trở ngại lớn với rất nhiều học sinh, sinh viên. Suốt nhiều năm nay, chúng ta trung thành với việc dạy và học truyền thống, chưa từng có một kịch bản nào được đặt ra để vận hành trong tình huống “tiến thoái lưỡng nan” như những ngày này. Đại dịch Covid-19 không chỉ là một thử thách ta phải vượt qua, mà còn là thử thách cho chúng ta nhận ra bản chất việc học đang cần được thay đổi. Không nên đợi đến khi đất nước đối mặt với đại dịch chúng ta mới ra sự tiện lợi của việc học online – điều đáng ra đã nên áp dụng từ lâu, khi công nghệ 4.0 đang là xu hướng tất yếu của thời đại.
Học kỳ 2 năm học 2019–2020 – học kỳ “huyền thoại” chưa từng có tiền lệ
Đây đích thực là học kỳ ngắn nhất, bắt đầu muộn nhất và có nhiều điều đặc biệt nhất trong lịch sử ngành giáo dục nước ta. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố các nội dung tinh giản chương trình học của học kỳ 2 năm học 2019 – 2020. Theo đó, có những bài học trùng lặp hay mang tính lý thuyết được cắt bỏ hẳn, không dạy trong học kỳ 2 năm học này. Học sinh thời Covid bên cạnh việc học online còn được khuyến khích tự đọc và tự học có hướng dẫn.
Không chỉ tạo nên sự giảm tải “mạnh” nhất từ trước đến nay ở chương trình học, Covid-19 còn thay đổi hoàn toàn cách mà học sinh, sinh viên đến học tại trường. Khi tình hình dịch tạm thời được kiểm soát tốt, học sinh, sinh viên đến trường phải hoàn toàn tuân thủ theo một loạt những quy định chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe trong đại dịch. Được hướng dẫn rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đeo khẩu trang mọi lúc mọi nơi hay xếp hàng đo thân nhiệt trước khi bước vào lớp sẽ sớm trở thành những thói quen mới mà tất cả đều phải thích nghi. Hơn thế nữa, học sinh, sinh viên còn được chia thành các nhóm nhỏ, ngồi xa nhau để đảm bảo khoảng cách an toàn. Không còn giờ giải lao cùng nhau tụ tập nô đùa trong sân, không còn những lần chen lấn mua hàng rong trước cổng, hình ảnh ngôi trường đẹp nhất giờ đây là khi được phun xịt để tiêu độc, khử trùng và đảm bảo môi trường an toàn tuyệt đối giữa mùa dịch.
Khi tình hình dịch tạm thời được kiểm soát tốt, học sinh, sinh viên đến trường phải hoàn toàn tuân thủ theo một loạt những quy định chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe trong đại dịch. Nguồn: Internet
Bạn Ngô Phương Vũ, sinh viên trường Trung cấp Kinh tế Du lịch TP.HCM cho biết: “Là một sinh viên theo học ngành Kỹ thuật chế biến món ăn, mình đã quen với những quy tắc giữ vệ sinh nghiêm ngặt mà giảng viên thường xuyên nhắc nhở. Vậy nên mình không cảm thấy quá khó khăn với các quy tắc tiệt trùng, đảm bảo an toàn trong mùa dịch này. Chỉ mong rằng tất cả mọi người sẽ cùng nhau có ý thức thật tốt, chung tay đầy lùi Covid-19 để mình và các bạn khác có thể sớm trở lại trường, tiếp tục theo học lĩnh vực mình yêu thích.”
Thách thức cam go chỉ có ở sĩ tử 2020
Mọi nỗ lực của ngành Giáo dục lúc này đều chỉ mong không học sinh, sinh viên nào bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc học trong mùa dịch. Bên cạnh đó, đây còn là thời điểm quan trọng để giúp cho học sinh lớp 9, lớp 12 an tâm rằng việc thi cử vẫn diễn ra bình thường, hay sự cạnh tranh công bằng vào các trường vẫn sẽ được đảm bảo. Tháng nghỉ dịch có thể là thời gian nghỉ của người này nhưng lại là thời gian trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng của người khác. Đặc biệt với học sinh cuối cấp, đây được xem là “mùa hè sớm” để tận dụng quãng thời gian ôn luyện cho lần “vượt vũ môn” sắp tới.
Đại dịch Covid-19 mang đến thách thức cam go chỉ có ở sĩ tử 2020. Nguồn: Internet
Theo phương án được Thủ tướng Chính phủ thông qua, kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2020 sẽ tập trung vào mục tiêu chính là lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Nhưng bên cạnh đó, sẽ vẫn có nhiều trường dự kiến sử dụng kết quả này để tuyển sinh hoặc thực hiện xét học bạ các môn trong tổ hợp xét tuyển. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong 3 năm gần đây, kết quả tuyển sinh của toàn hệ thống có xu hướng giảm dần tỉ trọng trúng tuyển từ sử dụng kết quả kỳ thi THPT, tăng dần tỉ trọng trúng tuyển từ học bạ và các phương thức khác, theo đúng tinh thần tự chủ. Cụ thể, số thí sinh trúng tuyển thông qua sử dụng kết quả thi TPHT quốc gia năm 2017 chiếm 81,5%; năm 2018 chiếm 73,6%; năm 2019 là 62,4% trong tổng số thí sinh trúng tuyển. Trong đó, số thí sinh trúng tuyển bằng xét kết quả học bạ năm 2018 chiếm 18%, năm 2019 chiếm gần 30%. Còn lại là các phương thức khác (từ thi đánh giá năng lực, thi năng khiếu, văn hóa, sử dụng chứng chỉ quốc tế…) khoảng 10%.
Đứng trước tình hình hiện tại, điều quan trọng nhất mà học sinh cuối cấp cần có chính là giữ vững tinh thần học tập, tiếp thu kiến thức một cách chắc chắn để có thể hoàn thành tốt kỳ thi TPHT quốc gia. Sau đó, phụ huynh và học sinh vẫn có rất nhiều lựa chọn khác nhau trong hình thức xét tuyển để tìm được môi trường học thích hợp nhất. Với mong muốn đồng hành cùng tương lai của các bạn trẻ, Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch TP.HCM (CET – College of Economics & Tourism) ra đời với sứ mệnh trở thành đơn vị đào tạo uy tín chính gồm 4 nhóm ngành chính: Quản trị Nhà hàng – Khách sạn, Kỹ thuật chế biến món ăn, Kỹ thuật làm bánh và Kỹ thuật pha chế đồ uống. Đây đều là những ngành có nhu cầu nhân lực và tiềm năng phát triển rất lớn ở hiện tại cũng như trong tương lai.
Sĩ tử năm 2020 vẫn có rất nhiều lựa chọn khác nhau trong hình thức xét tuyển để tìm được môi trường học thích hợp nhất. Nguồn: Internet
CET cung cấp chương trình còn đào tạo hệ 2 năm dành cho các bạn đã tốt nghiệp THPT và hệ 3 năm cho các bạn hoàn thành cấp trung học cơ sở. Bên cạnh đó, tại đây còn có đào tạo hệ 1 năm dành cho các bạn tốt nghiệp THPT, THCS và đã hoàn thành khóa Nghiệp vụ Bếp trưởng/ Nghiệp vụ Quản trị Nhà hàng – Khách sạn/ Bếp trưởng Bếp bánh/ Bar trưởng của Hướng Nghiệp Á Âu. CET cam kết mang đến chương trình đào tạo chất lượng, giúp sinh viên hiểu được tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp, có khả năng thích ứng, sáng tạo trong xu thế hội nhập và cạnh tranh quốc tế.
Tại CET, các bạn sẽ được đào tạo với mô hình thực học thực làm, công thức và phương pháp giảng dạy theo tư duy sáng tạo, giúp bạn sớm có được một nền tảng nghề nghiệp vững chắc. Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên còn được cấp chứng chỉ do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp, có giá trị hiện hành trên phạm vi cả nước, không chỉ mang lại cho bạn những cơ hội nghề nghiệp không hề kém cạnh so với các bậc học khác, mà còn giúp tăng thu thêm nhập, thuận lợi hơn trong việc thăng tiến. Để đăng ký tư vấn, các bạn vui lòng để lại liên hệ theo form bên dưới hoặc gọi tới tổng đài miễn phí cước gọi 1800 6552 để được CET hỗ trợ tốt nhất nhé. Chúc bạn nhanh chóng chọn lựa được hình thức học tập phù hợp để theo đuổi công việc mà mình yêu thích!
Ý kiến của bạn