Một trong những cách tốt nhất để hiểu về website cũng như hành vi người dùng tương tác với website chính là sử dụng Google Analytics. Trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ công cụ này là gì và có chức năng như thế nào đối với việc quản trị website. Các bạn cũng theo dõi nhé
Google Analytics Là Gì?
Đây là một công cụ phân tích website miễn phí cung cấp bởi Google để giúp chúng ta phân tích và đánh giá các hoạt động của website. Nhờ có Google Analytics mà việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và các mục đích tiếp thị thêm phần chính xác và hiệu quả hơn. Bạn sẽ có một bảng thống kế về lưu lượng truy cập, tỷ lệ chuyển đổi hay tỷ lệ thoát và nhiều dữ liệu khác. Theo đánh giá của người dùng thì công cụ này được sử dụng rộng rãi vì dễ sử dụng khi chỉ cần có tài khoản Google.
Google Analytics hỗ trợ hiệu quả cho bạn trong việc phân tích khách hàng. Nguồn: Internet
Nguyên lý hoạt động là nhờ đoạn Tracking ID được bỏ vào phần header.php của website có vai trò như một con bot đi thu nhập tất cả dữ liệu liên quan để truyền về cho Google. Sau khi được phân tích bởi các thuật toán thì kết quả trả về cho người dùng trên giao diện của Google Analytics. Bạn sẽ dựa vào đây để có kế hoạch phát triển website trong thời gian sắp tới.
Lợi Ích Của Google Analytics
Lợi ích được thấy rõ nhất chính là hỗ trợ đắc lực cho những người làm SEO. Nhờ sự phân tích, thống kê lượt truy cập website hằng ngày mà bạn sẽ theo dõi được các chỉ số như số người truy cập trong ngày, trong tháng; trung bình thời gian vào trang; mục nào trên website được người dùng xem nhiều nhất;… Thậm chí, bạn cũng có thể biết rõ về đặc điểm nhân khẩu học của người dùng; thiết bị, trình duyệt họ sử dụng;… Nhờ việc theo dõi hành vi của khách hàng, bạn sẽ biết được ưu nhược điểm của website cũng như những chủ đề, từ khóa đang được quan tâm để có kế hoạch triển khai SEO, Ads hợp lý.
Các kết quả được thể hiện trên báo cáo của Google Analytics. Nguồn: Internet
Một số lợi ích khác Google Analytics
- Các dữ liệu được thể hiện một cách cụ thể, chính xác dưới các dạng bảng điều khiển, biểu đồ chuyển động, hiển thị thay đổi dữ liệu theo từng cột mốc thời gian.
- Phân tích, theo dõi các tỷ lệ chuyển đổi.
- Có thể chia sẻ quyền quản trị người dùng cho nhiều email khác.
- Dễ dàng xuất file báo cáo.
Tính Năng Và Ứng Dụng Của Google Analytics Mà Người Sử Dụng Cần Biết
- Thiết lập dashboard theo ý bạn để thu thập những số liệu cần thiết.
- Cung cấp tính năng Advanced Segment để phân tích từng chiến dịch cụ thể.
- Phân tích đầy đủ các đặc tính về người dùng truy cập trên website như giới tính, nơi ở, tuổi, sở thích,…
- Phân tích các từ khóa người dùng đã tìm kiếm dẫn về website của bạn cũng như các trang web khác họ thường xem.
- Đem đến tính năng Multi-Channel Funnels giúp bạn hiểu rõ nguồn truy cập vào website của bạn (social media, tìm kiếm trên Google, người dùng URL, các trang web khác…)
- Chức năng so sánh hiệu quả giữa kênh marketing cho website.
Đây là công cụ hữu ích giúp cho các chiến lược SEO hiệu quả. Nguồn: Internet
Các Chỉ Số Dùng Trong Google Analytics
Người dùng – User – Visitor
Chỉ số người dùng sẽ cung cấp cho bạn biết số lượng người đã truy cập vào website của bạn. Google Analytics sẽ dùng mã theo dõi hay còn gọi là cookie để xác định người dùng. Kết quả được thể hiện thông qua 2 chỉ số người dùng mới và người dùng cũ. Tổng người dùng truy cập chính là cộng 2 kết quả này lại với nhau.
Số phiên – Session
Số phiên chính là số lần người dùng truy cập vào website, một phiên được tính từ lúc bắt đầu vào website đến lúc thoát ra. Trong một phiên làm việc, người dùng có thể thực hiện nhiều thao tác như xem bài viết, xem ảnh, nhấn vào link liên kết,… Kết quả số phiên nhiều tức là lượng traffic đổ về website cao, đồng nghĩa chiến dịch marketing mang tỉ lệ chuyển đổi hiệu quả.
Thời gian trên trang
Thời gian trên trang càng lâu sẽ thể hiện được rằng nội dung của trang chất lượng, thu hút và có giá trị đối với người dùng. Thời lượng trung bình của phiên được xác định bằng tổng thời gian trên trang phiên chia với số lần xem trang.
Các chỉ số được thể hiện cụ thể trong giao diện báo cáo. Nguồn: Internet
Thời lượng của phiên
Thời lượng phiên chính là tổng quãng thời gian mà người dùng ở trên website của bạn, không tính trên một site, một thư mục cụ thể nào. Thời lượng trung bình của phiên bằng tổng thời lượng của tất cả phiên chia cho tổng tất cả các phiên.
Tỷ lệ bỏ trang – Bounce Rate
Bạn cần phân biệt giữa tỷ lệ bỏ trang và tỷ lệ thoát trang, tương ứng với Bounce Rate và Exit Rate. Theo đó tỷ lệ bỏ trang là tỷ lệ phần trăm của số phiên truy cập chỉ có một trang duy nhất và không có tương tác, tức là người dùng xem một trang duy nhất của bạn rồi thoát nó ra.
Tỷ lệ thoát trang – Exit Rate
Tỷ lệ thoát trang tính trên lượt thoát hẳn ra ngoài website của bạn, kết thúc một phiên truy cập. Tỷ lệ thoát trang càng cao thì website càng bị Google đánh giá thấp, vì thế sẽ ảnh hưởng tới hoạt động SEO website, tức là vị trí trang trong kết quả tìm kiếm.
Tỷ lệ chuyển đổi
Chỉ số quan trọng và được quan tâm lớn nhất của các chủ website đó là tỷ lệ chuyển đổi. Chỉ số này sẽ cho thấy có bao nhiêu chuyển đổi trên tổng số phiên trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ chuyển đổi có thể được tính là lượt tương tác với website như bình luận, điền form, chat,…
Với những thông tin cơ bản nêu trên hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Google Analytics của Google. Hãy tiếp tục theo dõi CET để đón đọc những bài viết chuyên sâu hơn của công cụ này và nhiều thông tin hữu ích trong lĩnh vực Digital Marketing nhé!
Ý kiến của bạn