Thanh nhạc là môn học giúp cải thiện và nâng cao giọng hát của con người. Đến với thanh nhạc, bạn sẽ được học cách để có giọng hát hay và tự tin biểu diễn trước công chúng. Tuy nhiên, hát dở có học thanh nhạc được không là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi muốn theo đuổi bộ môn này. Hãy cùng trường Trung cấp Kinh tế – Du lịch TP. HCM (CET) tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.
“Hát dở có học thanh nhạc được không?” là câu hỏi được nhiều người đặt ra (Ảnh: Internet)
Hát dở có học thanh nhạc được không?
Đối với các môn nghệ thuật nói chung và thanh nhạc nói riêng, luôn tồn tại một quan niệm cho rằng chỉ những người có năng khiếu nghệ thuật bẩm sinh mới có thể học được. Chính vì vậy, rất nhiều người đã chùn bước, không tự tin đăng ký học thanh nhạc vì bản thân không sở hữu giọng hát hay.
Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh quan niệm trên hết sức sai lầm. Thanh nhạc là môn học dành cho tất cả mọi người bất kể họ có năng khiếu hay không. Nếu bạn hát không hay nhưng có mong muốn cải thiện giọng hát của mình, các lớp thanh nhạc chính là nơi bạn nên đến. Tại đây, giảng viên sẽ hướng dẫn cách phát triển giọng hát, giúp bạn chinh phục những ca khúc yêu thích.
Không thể phủ nhận rằng có năng khiếu hay chất giọng đẹp sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức nhanh hơn và tiến xa hơn trên con đường ca hát. Nhưng, điều tiên quyết khi học thanh nhạc chính là sự kiên trì và niềm đam mê. Chỉ cần không nản chí và chịu bỏ thời gian để luyện tập, giọng hát của bạn sẽ được cải thiện từng ngày.
Kiên trì và có đam mê là hai yếu tố quan trọng giúp bạn tiến xa trên con đường học thanh nhạc (Ảnh: Internet)
Nguyên nhân khiến giọng hát của bạn tệ
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho khả năng ca hát của bạn không được tốt, có thể kể đến việc không biết cách kiểm soát hơi thở khi hát; chưa biết cách mở khẩu hình, ổn định vị trí âm thanh… Tất cả những yếu tố trên dẫn đến việc bạn thường xuyên bị hụt hơi, vỡ tiếng khi lên nốt cao hoặc âm thanh phát ra méo mó, không tròn trịa.
Ngoài ra, đối với trường hợp hát không đúng cao độ, có 3 lý do gây ra vấn đề này:
- Hát giọng cổ: Âm thanh phát ra từ cổ có sự cọ xát rất lớn với thanh quản khiến người hát rơi vào tình trạng tắt tiếng, khan cổ, không lên được đúng cao độ của nốt.
- Không có cột hơi: Rất nhiều bạn gặp phải trường hợp chưa hát hết câu đã hết hơi. Điều này xảy ra khi người hát chưa biết các kỹ thuật hít thở, nén hơi và đẩy hơi.
- Chưa tiếp xúc với bài hát đủ lâu: Nếu chỉ nghe một vài lần trước khi biểu diễn, bạn sẽ rất khó nhớ được giai điệu của ca khúc để có thể xử lý bài hát như ý muốn.
Cách khắc phục khả năng cảm âm, cảm nhịp
Cảm âm và cảm nhịp là hai yếu tố quan trọng giúp bạn tiến bộ nhanh hơn khi học thanh nhạc. Trên thực tế, rèn luyện hai khả năng này từ sớm sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc chinh phục các bài hát.
Cảm âm giúp bạn cảm nhận được tính chất của âm thanh, thường tập trung vào hai giá trị là trường độ và cao độ. Kỹ năng này còn giúp bạn hát đúng tông, đúng nốt và có thể hòa ca cùng các nhạc cụ. Nếu muốn khắc phục và cải thiện khả năng cảm âm, bạn hãy nghe nhạc thật nhiều, đặc biệt là các ca khúc mình muốn hát để làm quen, cũng như ghi âm lại giọng hát của bản thân và điều chỉnh các lỗi sai. Ngoài ra, học nhạc lý cũng giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc nâng cao kỹ năng này.
Nghe nhạc là một trong những cách cải thiện khả năng cảm âm (Ảnh: Internet)
Trong âm nhạc, nhịp là một trong những điều quan trọng mà bạn cần đặc biệt chú ý. Một số loại nhịp thường gặp trong các bài hát hiện nay là 2/4, 3/4, 4/4 và 6/8. Nếu khả năng cảm nhịp kém, bạn sẽ gặp phải trường hợp hát lệch, không vào được bài hoặc tệ hơn và phá hỏng bài hát. Để cải thiện kỹ năng này, cách đơn giản nhất là bạn hãy dậm chân hoặc vỗ tay theo bài nhạc, điều này sẽ giúp bạn nhận thức được cấu trúc nhịp của từng ca khúc.
Bài tập trong cách hát hay cho người hát dở
Tập thở
Thở là điều căn bản trong thanh nhạc. Tập thở là bạn sẽ học cách lấy và điều khiển hơi thở theo đúng ý mình, học cách sử dụng cơ hoành, cơ bụng để nén và đẩy hơi… Điều này giúp bạn có cột hơi vững chắc và có thể xử lý bài hát theo ý mình.
Thở là điều căn bản cần phải nắm rõ khi học thanh nhạc (Ảnh: Internet)
Khởi động trước khi hát
Hát cũng giống như việc chơi các môn thể thao, bạn cũng cần khởi động giọng của mình để tránh việc bị chênh, phô trong quá trình luyện tập và biểu diễn. Cách khởi động giọng được nhiều người khuyến khích đó là hãy bắt đầu hát những nốt nhạc từ giữa thang âm, sau đó tiến lên các nốt cao hơn rồi lại xuống thấp.
Tập hát và điều chỉnh tư thế
Để giọng hát có sự trầm bổng và linh hoạt hơn, bạn hãy tập hát những nốt nhạc cơ bản từ thấp đến cao, rồi lại di chuyển từ cao xuống thấp. Tư thế khi hát cũng rất quan trọng, bạn có thể ngồi hoặc đứng đều được, nhưng hãy đảm bảo giữ đầu và lưng thẳng trục, thả lỏng cơ thể, tinh thần thoải mái, dễ chịu trước khi luyện tập.
Tư thế chuẩn khi hát giúp bạn tạo ra những âm thanh đẹp (Ảnh: Internet)
Luyện phát âm
Trong thanh nhạc, việc phát âm đúng rất quan trọng, nó sẽ làm câu hát của bạn rõ nghĩa, âm thanh phát ra tròn trịa và khiến người nghe đồng cảm với bài hát. Luyện phát âm cũng giúp bạn hát hay hơn, lời ca không bị rè hay bị nuốt chữ.
Liên tục luyện tập
Kiên trì luyện tập là yếu tố quyết định rất lớn đến việc nâng cao giọng hát của bạn. Mỗi ngày hãy bỏ ra khoảng 30 phút – 1 tiếng luyện tập, giọng hát của bạn sẽ tiến bộ rõ rệt sau một khoảng thời gian.
Một số lưu ý khi cải thiện giọng hát
Hát theo đúng tone giọng của mình
Mỗi người đều có một tông giọng khác nhau, vì vậy, bạn nên hát theo đúng tông của mình. Không nên bắt chước hoặc cố hát theo tông của người khác sẽ gây ra tình trạng khó nghe, hát không tới hoặc tệ hơn là bị vỡ giọng.
Uống nhiều nước
Nước không chỉ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn giúp giữ ẩm và bôi trơn cho thanh quản. Bạn hãy cố gắng uống mỗi ngày tối đa 2 – 3 lít nước, tránh xa những thức uống có cồn và caffein.
Nước lọc rất tốt cho thanh quản (Ảnh: Internet)
Luyện tập thật chắc các kỹ thuật căn bản
Ở bất kỳ bộ môn nào thì những kiến thức, kỹ năng căn bản đều là những điều quan trọng, chúng là nền móng vững chắc giúp bạn tiến lên các cấp độ nâng cao. Nếu muốn phát triển giọng hát của mình, bạn hãy luyện tập những kỹ thuật thanh nhạc căn bản thật chắc chắn.
Thông qua bài viết trên đây, CÓ chính là câu trả lời cho câu hỏi “Hát dở có học thanh nhạc được không?”. Chỉ cần kiên trì luyện tập, không nản chí và có niềm đam mê sâu sắc với thanh nhạc, chắc chắn bạn sẽ có giọng hát thật hay để tự tin chinh phục những ca khúc mà mình thích.
Nếu đang tìm kiếm một địa chỉ học thanh nhạc chất lượng tại TP. HCM, các bạn hãy liên hệ ngay tới số tổng đài 1800 6552 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất nhé!
Ý kiến của bạn