Học organ có chơi được piano không? Đây là băn khoăn của nhiều người khi bắt đầu tìm hiểu về hai loại nhạc cụ này, để có thể giải đáp câu hỏi, mời bạn đọc cùng theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây.
Học organ có chơi được piano hay không?
Mặc dù là hai loại đàn khác nhau, nhưng một số người còn nhầm lẫn và có ý định học piano bằng organ.
Học organ có chơi piano được không?
Với câu hỏi trên, CET xin giải đáp rằng, nếu bạn chỉ học organ thì không thể chơi được piano.
Đối với những người chưa tìm hiểu kỹ về hai loại nhạc cụ này, thường nhầm lẫn bởi organ có phím đàn màu đen và trắng, cùng khả năng mô phỏng âm thanh giống piano. Tuy nhiên, nguyên lý hoạt động và hiệu quả âm thanh của organ và piano lại khác nhau.
Nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn có thể lựa chọn piano điện để tập luyện. Vì piano điện và piano cơ tương đương về số phím, tuy âm thanh không thể hay bằng nhưng vẫn làm quen được với đàn và không sai về mặt kỹ thuật.
Đối với các bé từ 3 – 5 tuổi, phụ huynh có thể chọn mua organ để bé luyện tập. Bởi trong giai đoạn này, nhạc cụ chỉ đóng vai trò giúp bé nhận biết nốt và vui chơi mà không ảnh hưởng đến quá trình tập luyện. Sau độ tuổi đó, nếu nhận thấy bé có khả năng và muốn học đàn nghiêm túc thì hãy nâng cấp lên đàn piano.
Đàn piano điện giúp tiết kiệm chi phí và không gian trưng bày
So sánh sự khác biệt của organ và piano
Đàn organ và piano có những điểm khác biệt mà bạn có thể nhận biết qua những yếu tố sau:
Đàn organ
Mặc dù đàn organ được thiết kế khá đa dạng, nhưng tối đa chỉ có 76 phím, thậm chí những đàn nhỏ hơn chỉ có 61 phím với 5 quãng 8 (tổ hợp phím từ Do đến Si).
Đàn quá ngắn khiến cho việc luyện ngón của bạn không mấy thuận lợi. Luyện tập lâu ngày thì số phím của organ cũng không đáp ứng được nhu cầu cho các bản nhạc.
Phím đàn organ nhẹ hơn piano rất nhiều, vì thế khi chơi organ mà chuyển sang piano sẽ gặp không ít khó khăn, thậm chí sai kỹ thuật.
Đàn piano
Trên tất cả các đàn piano có 88 phím tương đương với 7 quãng 8. Trong quá trình học và tập luyện, chỉ chênh lệch 1 phím đàn cũng đã có sự khác biệt lớn, trong khi đó, hai loại này chênh lệch ít nhất 12 phím, càng cho thấy học organ khó có thể chơi được đàn piano.
Phím đàn piano cũng nặng hơn nhiều so với organ, bởi vậy khi luyện tập sẽ giúp ngón tay linh hoạt và khoẻ hơn.
Nên học piano ở đâu?
Hiện nay, tại các thành phố lớn, nhỏ trên khắp cả nước đều có những trung tâm dạy đàn piano, tuy nhiên, để tìm được địa chỉ học đàn uy tín lại là đắn đo của nhiều người.
Bạn có thể tập trung vào ba tiêu chí sau đây để lựa chọn đơn vị đào tạo piano chất lượng:
Về giảng viên
Bạn hãy ưu tiên những nơi có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm biểu diễn thực tế và có kỹ năng sư phạm tốt, bởi không phải ai chơi đàn hay cũng có khả năng dạy giỏi. Họ sẽ là người theo sát, giảng dạy nhạc lý và thị phạm cho bạn trong suốt quá trình học tập.
Không những thế, giảng viên còn là người đồng hành, định hướng giúp bạn phát triển đam mê. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua tiêu chí quan trọng này khi bắt đầu tìm kiếm địa chỉ học piano.
Chương trình đào tạo
Giáo trình giảng dạy được biên soạn chuẩn, xây dựng cho người học nền tảng lý thuyết vững vàng, mang tính hệ thống, để người học có thể tiến xa hơn trên con đường âm nhạc của mình là yếu tố cực kỳ quan trọng.
Điển hình như tại CET, ngành Biểu diễn nhạc cụ Phương Tây được nhiều người quan tâm, theo học bởi chương trình đào tạo chất lượng, có lộ trình bài bản, giúp sinh viên nắm vững kiến thức nhạc lý. Như vậy, sau khi hoàn thành chương trình học, các bạn có đa dạng sự lựa chọn để phát triển nghề nghiệp tại các vị trí: trình diễn piano, sản xuất nhạc hoặc nghiên cứu, đào tạo…
Cơ sở vật chất
Đây là một trong những tiêu chí không kém phần quan trọng, đặc thù các môn nghệ thuật cần nhiều thời gian thực hành. Thế nên, cơ sở vật chất cần trang bị nhạc cụ đạt chuẩn để phục vụ cho luyện tập, tạo điều kiện tốt cho người học có thể nhanh chóng thuần thục.
Không những thế, đối với những người học piano với mong muốn trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp, cần được trải nghiệm phòng thu âm, sân khấu biểu diễn… đáp ứng nhu cầu vừa học vừa thực hành.
Phòng thực hành tại CET
Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đọc đã có được lời giải đáp cho câu hỏi “học organ có chơi được piano hay không?” cùng những thông tin hữu ích về hai loại nhạc cụ này.
Nếu muốn tham khảo Chương trình đào tạo ngành Âm nhạc tại CET, bạn hãy để lại thông tin vài form bên dưới hoặc liên hệ Hotline: 1800 6552, tư vấn viên sẽ giải đáp mọi thông tin cần thiết.
Ý kiến của bạn