Lẩu là một món ăn phổ biến và được nhiều người yêu thích không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn ở những nước châu Á khác. Là một đầu bếp thì các bạn phải nấu được một nồi lẩu thơm ngon, đẹp mắt. Hãy đến ngay với bài học “Chuyên đề Lẩu” trong khung chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật chế biến món ăn của sinh viên CET để bổ sung những kiến thức bổ ích nhé!
Thỏa Thích Sáng Tạo Từ 3 Món Lẩu Cơ Bản
Nội dung chính của bài học là cách thực hiện món Lẩu cua đồng, Lẩu hải sản chua cay và Lẩu gà nấu nấm. Ta dễ dàng nhận thấy mỗi món mang nét riêng biệt của từng miền Bắc – Trung – Nam của nước ta. Tùy vào đặc trưng ẩm thực mỗi vùng mà các món lẩu được sáng tạo với nguyên liệu và cách chế biến khác nhau cho phù hợp.
Mở đầu bài học, với bề dày kinh nghiệm của mình, giảng viên sẽ hướng dẫn sinh viên kỹ thuật chần, xử lý xương gà, xương heo để nấu nước dùng. Phần nội dung này được chú trọng đi sâu vì khá quan trọng, quyết định đến sự thành công của món ăn. Các bạn có thể tự tin nấu được nồi nước dùng vừa trong vừa đậm vị ngọt.
Nấu Lẩu Là Sự Kết Hợp Thuần Thục Của Nhiều Kỹ Năng
Ngoài kiến thức trên, các bạn còn được lĩnh hội các kiến thức tổng quan về lẩu và các phương pháp chế biến liên quan. Kỹ thuật sơ chế và bảo quản các nguyên vật liệu hay quy trình rửa rau tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại mang đến nhiều kiến thức thú vị mà trước đó sinh viên chưa được biết. Với sự nhiệt tình, “cầm tay chỉ việc” của giảng viên thì các kỹ năng xử lý, tạo hình hải sản; chế biến riêu cua không thể làm khó được bạn. Đặc biệt hơn, các bạn biết cách nêm nếm và phân biệt mùi vị của lẩu ngọt, lẩu chua.
Từ kiến thức khái quát của 3 món lẩu cơ bản này sẽ giúp sinh viên CET có thể biến tấu, chế biến thêm nhiều món lẩu khác hỗ trợ cho công việc làm bếp sau này.
Bí Quyết Để Có Một Nồi Lẩu Ngon
Song song với lý thuyết, các bạn còn được thực hành toàn bộ các kỹ thuật được đề cập trong nội dung giáo trình. Để món lẩu đạt chuẩn thì việc đầu tiên chúng ta cần phải thực hiện tốt chính là khâu nấu nước dùng. Nấu được một nồi nước dùng ngọt thanh nguyên vị không hề đơn giản, bạn cần biết cách chọn lựa, xử lý xương đúng và kết hợp các nguyên liệu, gia vị để tạo độ ngọt tự nhiên. Thời gian và nhiệt độ như thế nào là chuẩn xác cũng rất quan trọng. Đây là phương pháp nấu nước dùng cơ bản, có thể ứng dụng với nhiều món như súp, canh,…
Giảng viên sẽ lưu ý về cách chế biến khác nhau của 3 loại lẩu để giúp sinh viên hiểu được nét đặc trưng của từng món ăn. Chẳng hạn như để phần riêu cua trong lẩu cua đồng không nát thì ta phải làm sao hoặc cho bột chanh vào nước lẩu hải sản lúc nào để không gây đắng. Những tips nhỏ ấy đều được giảng viên giải đáp chi tiết trong buổi học. Ngoài ra với sự khuyến khích thực hành của giảng viên còn giúp sinh viên thực hiện tốt thao tác chế biến, nâng cao kĩ năng tay nghề.
Chỉnh Chu Trong Từng Khâu Chuẩn Bị, Chế Biến Và Phục Vụ
Để thực hiện tốt bài kiểm định kỳ thì sinh viên phải làm quen với các công đoạn chế biến từng loại nguyên liệu và thứ tự cho vào lẩu để không bỡ ngỡ. Sau khi hoàn tất mỗi loại lẩu, các bạn được nếm thử để cảm nhận, ghi nhớ mùi vị giúp việc thực hành tại nhà chính xác, đảm bảo chất lượng hơn. Một món ăn khi phục vụ cho thực khách không chỉ ngon mà cần đẹp mắt nữa. Các bạn sinh viên có thể trang trí theo mẫu của giảng viên thực hiện hoặc tự sáng tạo theo phong cách riêng.
Mục tiêu của bài học Chuyên đề Lẩu chính là giúp sinh viên nắm được bí quyết nấu lẩu chuẩn vị, biết cách phối hợp các nguyên liệu hài hòa và thực hiện các thao tác dao, chảo chuyên nghiệp hơn.
Ở mỗi bài học, ngoài những lý thuyết chế biến món ăn thì giảng viên luôn nhắc nhở nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cùng tiêu chuẩn phục vụ khách hàng. Từ đó, giúp các bạn định hình phong cách làm việc chuyên nghiệp, tạo tiền đề tốt cho công việc sau này.
Nếu yêu thích Học nấu ăn thì hãy liên hệ ngay đến số hotline miễn phí 1800 6552 hoặc điền thông tin vào form bên dưới để được nhân viên tư vấn về đăng ký xét tuyển. Bật mí với bạn là chương trình đào tạo Ngành Kỹ thuật chế biến món ăn của CET còn rất nhiều bài học thú vị với nhiều kiến thức bổ ích đến từ các đầu bếp, chuyên gia ẩm thực dày dặn kinh nghiệm.
Ý kiến của bạn