Có cơ hội làm việc trong các khách sạn 5 sao là mục tiêu của rất nhiều bạn trẻ theo đuổi ở lĩnh vực khách sạn. Vậy ứng viên cần chuẩn bị gì để có thể tự tin và ghi điểm với nhà tuyển dụng? Đâu là những lưu ý quan trọng trong buổi phỏng vấn khách sạn 5 sao? Bài chia sẻ kinh nghiệm chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn không còn bỡ ngỡ và sẵn sàng ứng tuyển ngay vào khách sạn mà mình yêu thích, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Phỏng vấn là thử thách đầu tiên mà bạn cần vượt qua nếu muốn làm việc tại khách sạn 5 sao. Nguồn: Internet
Trước buổi phỏng vấn
Chuẩn bị hồ sơ xin việc ấn tượng
Knhận được lời mời phỏng vấn, bận cần phải chuẩn bị thêm 1 bộ hồ sơ xin việc với đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết. Trong ngành khách sạn thì yếu tố bằng cấp không quan trọng bằng kỹ năng, kinh nghiệm làm việc thực tế của ứng viên. Vì thế mà trong CV xin việc đầy đủ này, bạn hãy nhấn mạnh kỹ năng của bản thân, kinh nghiệm làm việc, những thành tích đạt được liên quan đến vị trí ứng tuyển. Nếu bạn tham gia nhiều hoạt động thời sinh viên thì cũng nên đưa vào CV vì nhiều nhà quản lý nước ngoài rất thích những ứng viên năng động. Bạn phải chắc rằng CV được trình bày đẹp mắt, không mắc bất kỳ lỗi nào về diễn đạt, chính tả.
Tìm hiểu kỹ về nhà tuyển dụng
“Bạn biết gì về khách sạn chúng tôi?” hay những câu hỏi tương tự là một nhóm câu hỏi khó tránh khi phỏng vấn xin việc. Vì thế, bạn cần phải tìm hiểu kỹ một số thông tin sau về nhà tuyển dụng như lịch sử hình thành và phát triển; những sản phẩm, dịch vụ khách sạn đang cung cấp; đối tượng khách hàng của khách sạn; đối thủ cạnh tranh hay những điểm đặc biệt, thành tựu quan trọng của khách sạn…
Với vị trí đang ứng tuyển, bạn phải biết được yêu cầu của vị trí công việc là gì và đi tìm lời đáp cho những câu hỏi quen thuộc như: Vì sao bạn là ứng cử viên số 1 cho vị trí công việc đó? Tại sao chúng tôi nên chọn bạn? Lý do bạn rời nơi làm việc cũ?… Bạn cũng có thể đứng trước gương tự hỏi và tự trả lời hoặc nhờ người thân, bạn bè hỗ trợ làm người hỏi để luyện tập giao tiếp thật lưu loát.
Thành thao giao tiếp Tiếng Anh
Nếu muốn ứng tuyển một vị trí nào tại khách sạn 5 sao, Tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc mà bạn phải thành thạo. Ngoài ra, nếu bạn biết thêm nhiều ngoại ngữ sẽ là một lợi thế rất lớn đối với nhà tuyển dụng. Vì vậy trước khi quyết định ứng tuyển, hãy chắc chắn rằng mình có đủ khả năng ngoại ngữ. Nếu thiếu kỹ năng này, bạn sẽ khó có thể làm việc được trong môi trường khách sạn cao cấp.
Nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra kỹ năng này của bạn khá gắt gao ngay trong buổi phỏng vấn. Họ có thể yêu cầu bạn trả lời toàn bộ cuộc phỏng vấn bằng Tiếng Anh. Hoặc nếu không, họ đưa ra một tình huống và yêu cầu bạn trả lời. Nếu kỹ năng không tốt, chắc chắn bạn sẽ không có cơ hội làm việc tại đây.
Nếu muốn ứng tuyển một vị trí nào tại khách sạn 5 sao, Tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc mà bạn phải thành thạo. Nguồn: Internet
Tác phong, trang phục
Tác phong chuyên nghiệp là điểm mà nhà tuyển dụng cần thấy ở một ứng viên. Ứng viên nào thể hiện tốt, chắc chắn sẽ để lại ấn tượng mạnh mẽ và đúng giờ là yếu tố được nhiều người coi trọng. Ấn tượng đầu tiên sẽ rất quan trọng quan trọng, vì vậy hãy đến đúng giờ để tạo thiện cảm với người phỏng vấn va cũng có thể là cấp trên tương lai của bạn. Tốt nhất, bạn nên đến trước khoảng 15, 20 phút để chỉnh trang lại trang phục, đọc lại tài liệu và phòng trừ sự cố xảy ra.
Khi đi phỏng vấn, hãy ăn vận thật chỉnh chu, nghiêm túc, tránh những bộ cánh diêm dúa, màu mè. Hãy chọn những bộ đồ thật gọn gàng, lịch sự và đảm bảo trang phục của bạn được giặt là sạch sẽ và ngay ngắn. Không chỉ vậy, bạn cần để ý đến tóc tai và khuôn mặt khi đi phỏng vấn. Ngành khách sạn phải tiếp xúc nhiều với khách hàng nên sẽ ưu tiên những người có ngoại hình. Trang điểm nhẹ, chỉnh trang lại đầu tóc gọn gàng là điều cần thiết.
Trong buổi phỏng vấn
Kỹ năng quan sát
Khi phỏng vấn, bạn cần giữ thái độ bình tĩnh và tự tin. Gửi lời chào, lời cảm ơn trước và sau buổi phỏng vấn để tăng điểm cộng cho bản thân. Ngoài ra, khi trả lời câu hỏi, hãy đi thẳng vào vấn đề và trả lời ngắn gọn, súc tích. Nếu gặp câu hỏi khó, hãy xin vài phút suy nghĩ hay khéo léo để chuyển chủ đề khác.
Ngôn ngữ hình thể
Khi phỏng vấn, bạn cần chú ý đến ngôn ngữ hình thể như ngồi thẳng lưng, thoải mái và chú ý hơi hướng người về phía trước. Bạn có thể mỉm cười nhẹ để tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng. Chú ý không liếc ngang liếc dọc, rung đùi hay nhìn đồng hồ liên tục khi đi phỏng vấn. Nếu mắc phải lỗi này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn không chuyên nghiệp. Tệ hơn, họ sẽ nghĩ rằng bạn có thái độ coi thường và không tôn trọng buổi phỏng vấn.
Khi phỏng vấn, bạn cần chú ý đến ngôn ngữ hình thể như ngồi thẳng lưng, thoải mái và chú ý hơi hướng người về phía trước. Nguồn: Internet
Kết thúc buổi phỏng vấn
Thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn đôi khi lại là tấm vé ưu tiên để bạn được chọn vào vị trí công việc đó, cho nên bạn hãy tận dụng cơ hội cuối cùng này để thể hiện với nhà tuyển dụng. Bạn nên viết một email cảm ơn bằng tiếng Anh gửi đến người phỏng vấn trong vòng 24 giờ sau khi kết thúc buổi phỏng vấn. Thư cảm ơn chỉ cần dài khoảng nửa trang A4 là đủ, nội dung thư phải thể hiện được sự tự tin, giúp bạn tạo thêm ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng.
Các câu hỏi phỏng vấn nhà hàng khách sạn thường gặp
Câu hỏi về sự phù hợp cơ bản với công việc
Dạng câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm rõ thông tin cá nhân của ứng viên để xác định có đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu về công việc hay không:
- Em đã từng làm việc ở khách sạn nào chưa và trong thời gian bao lâu?
- Hiện tại, em đang ở đâu, có phương tiện di chuyển cá nhân không?
- Em còn đi học không? Em làm việc được vào ca nào?
- Em có chấp nhận mức lương mà khách sạn đề nghị không?
Câu hỏi về tính cách, thái độ làm việc
Nhân viên khách sạn cần phải chăm chỉ, chịu khó và khả năng giao tiếp khá. Nhà tuyển dụng chỉ lựa chọn những người đáp ứng đủ tiêu chuẩn về tính cách và thái độ làm việc. Họ sẽ đặt những câu hỏi để đánh giá ứng viên có chăm chỉ, vâng lời và nói chuyện lịch sự hay không. Một trong những cách đó là yêu cầu ứng viên kể chi tiết một số trường hợp phải giao tiếp với khách hàng trong quá khứ:
- Vì sao em lại ngừng làm công việc cũ?
- Có trường hợp nào em ở lại làm thêm giờ mà không yêu cầu được trả lương không?
- Hãy kể lại một tình huống em phải giao tiếp với một khách hàng khó tính!
Nhà tuyển dụng có thể yêu cầu ứng viên kể chi tiết một số trường hợp phải giao tiếp với khách hàng trong quá khứ. Nguồn: Internet
Câu hỏi về kinh nghiệm, khả năng xử lý tình huống
Sau khi đã khai thác kỹ lưỡng thái độ làm việc, bạn sẽ được tiếp tục hỏi thêm về kinh nghiệm làm việc và xử lý tình huống của ứng viên. Thật ra yếu tố này có thể được đào tạo, nhưng ứng viên nào đã có sẵn kinh nghiệm thì sẽđược ưu tiên hơn. Đặc biệt, nếu trả lương cao hơn so với mặt bằng chung, nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể đòi hỏi một ứng viên có kinh nghiệm làm việc tốt:
- Em từng trong ngành khách sạn bao lâu?
- Em học được những kinh nghiệm gì từ công việc đó?
- Theo em, quy trình phục vụ khách hàng trong khách sạn gồm những bước nào?
- Hãy chia sẻ trường hợp khi mắc lỗi khi phục vụ với khách, em làm thế nào để khắc phục?
Hy vọng với những nghiệp vụ, kinh nghiệm được chia sẻ, bạn sẽ có một buổi phỏng thành công tốt đẹp. Nếu muốn có một nền tảng kiến thức vững chắc để tự tin trước nhà tuyển dụng, hãy điền vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài 1800 6552 (miễn phí cước gọi) để được CET tư vấn về khóa học Quản trị Nhà hàng – Khách sạn nhé!
Ý kiến của bạn