Kỹ thuật bưng khay phục vụ nhà hàng, khách sạn thế nào là chuẩn?

Sử dụng khay trong phục vụ thoạt nhìn tưởng đơn giản nhưng lại đòi hỏi nhiều sự khéo léo cùng kỹ năng thuần thục. Đây là một trong những kiến thức quan trọng mà mỗi nhân viên phục vụ nhà hàng, khách sạn đều phải nắm vững trước khi bắt đầu làm việc. Vậy kỹ thuật bưng khay phục vụ ra sao mới là chuẩn? Qui tắc bưng và lấy đồ ra khỏi khay đúng là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những hướng dẫn trong bài viết sau đây nhé!

[toc]

kỹ thuật bưng khai phục vụ nhà hàng

Sử dụng khay phục vụ đòi hỏi nhiều sự khéo léo cùng kỹ năng thuần thục. Nguồn: Internet

Khay phục vụ là “bạn đồng hành” hỗ trợ đắc lực cho công việc của nhân viên phục vụ tại nhà hàng, khách sạn. Đây chính là phương tiện an toàn nhất để bưng bê các món ăn, đồ uống hay mang dao, muỗng, nĩa đến phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, khay còn có chức năng thu dọn sau bữa ăn với số lượng đáng kể các loại dụng cụ mà vẫn đảm bảo tính vệ sinh và mỹ quan chung khi phục vụ.

Sắp xếp đồ trên khay thế nào cho chuẩn?

Trước khi sắp xếp đồ vào khay, chọn khay chính là thao tác bắt buộc mà nhân viên phục vụ cần lưu ý. Trong đó, khay được chọn phải là loại có kích cỡ và chất liệu phụ hợp để phục vụ tốt nhất cho bữa ăn của những “Thượng Đế”. Mỗi nhân viên cần kiểm tra để đảm bảo khay khô, sạch, không bể hay sứt mẻ để tránh những tình huống “trớ trêu” xảy ra trong quá trình phục vụ. 

Bước đầu tiên của quy trình phục vụ bắt đầu bằng việc phủ khăn vải hoặc khăn ăn lên khay. Thao tác này nhằm để hạn chế tiếng ồn của các dụng cụ trên khay khi di chuyển. Đặt biệt, khăn phủ cần phải sạch, không ố vàng, rách, sờn và đảm bảo không trải nhầm… mặt trái.

sắp xếp đồ trên khay

Sắp xếp đồ trên khay một cách hợp lý sẽ giúp quy trình phục vụ diễn ra suôn sẻ, mhanh chóng hơn. Nguồn: Internet

Quy tắc sử dụng khay tiếp theo dành cho nhân viên phục vụ chính là đặt các thứ lớn, nặng, cao vào chính giữa khay và để phía bên ngoài những đồ nhẹ, thấp nhằm tạo sự cân bằng trong quá trình di chuyển. Nếu có ấm trà hay bình nước nóng, vòi phải được quay vào trong khay để tránh nước nóng có thể gây bỏng khi trượt đổ.

Một nhân viên phục vụ “có nghề” cần tinh tế để sắp xếp các vật dụng cùng loại đi với nhau vừa để đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa giúp tiết kiệm không gian để phục vụ được nhiều thứ hơn trên một khay. Thêm vào đó, các đồ vật cần tránh để quá gần nhau để tránh phát ra âm thanh khó chịu hoặc không bị đổ hàng loạt khi mất thăng bằng.

Kỹ thuật bưng khay của nhân viên phục vụ nhà hàng, khách sạn

Có nhiều cách bưng khay phục vụ khác nhau, trong đó ba kiểu thông dụng nhất là bưng khay thấp khi phục vụ đồ uống hoặc món ăn trọng lượng nhẹ, bưng khay cao khi phục vụ số lượng món nhiều, nặng và bưng khay bằng tay cùng cánh tay khi dọn bàn.

Kỹ thuật bưng khay của nhân viên phục vụ thể hiện sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng cũng như trình độ chuyên môn đối với các cấp quản lý. Chính vì thế, mọi thao tác đều phải tuân thủ chặt chẽ theo quy tắc và thực hiện chuẩn xác, chỉnh chu.

Khay phục vụ phải được bưng bằng 3 hoặc 5 ngón chắc chắn và di chuyển nhẹ nhàng, song song đó đặt tay còn lại ở phía sau hay buông thả sát người. Trong quá trình di chuyển, nhân viên cần tránh vung tay quá mạnh và chú ý chủ động nhường đường khi gặp khách.

Còn một điều không kém phần quan trọng trong quy tắc phục vụ nhà hàng, khách sạn là khay chỉ được sử dụng với mục đích phục vụ, tuyệt đối không dùng để… nghịch hay đùa giỡn.  

bừng bằng 3 hoặc 5 ngon chắc chắn

Khay phải được bưng bằng 3 hoặc 5 ngón chắc chắn và di chuyển nhẹ nhàng. Nguồn: Internet

Trong thao tác lấy đồ ra khỏi khay, yêu cầu cơ bản trong nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn chính là đặt khay vào chỗ an toàn, bằng phẳng và cẩn thận lấy đồ ăn, thức uống ra ngoài. Với trường hợp bưng khay thấp, nhân viên phục vụ phải khéo léo dùng tay còn lại từ từ lấy từng món ra và phục vụ đúng vị trí khách yêu cầu.

Ngược lại khi bưng khay phục vụ cao, khay phải được đặt ở vị trí thích hợp – bàn trống bên cạnh hoặc đối diện rồi mang từng món đến chỗ ngồi của khách. Ở kỹ thuật thu khay không, vành khay phải được cầm chắc theo phương thẳng đứng, đáy khay hướng ra ngoài. Sau cùng, nhân viên phục vụ sẽ là người sắp xếp các vật dụng cùng loại vào một chỗ tại điểm rửa nhằm hạn chế đổ vỡ, tiết kiệm thời gian làm sạch.

Để trở thành nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, bạn không chỉ cần giỏi kiến thức chuyên môn, giao tiếp tốt mà còn phải trang bị cả những kỹ năng nghiệp vụ tưởng chừng đơn giản nhất như các thao tác bưng khay.

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích cho công việc của mình tại nhà hàng, khách sạn. Nếu muốn học nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn, bạn hãy điền vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài: 1800 6552 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn.

Điểm: 4.36 (11 bình chọn)

Tác giả: Anh Vũ Đình

Chuyên gia Đình Anh Vũ là một trong những tác giả có nhiều năm kinh nghiệm, công tác trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, từng nắm giữ vị trí Quản lý Khách sạn tại nhiều Nhà hàng, Khách sạn lớn ở TP.HCM. Tác giả Đình Anh Vũ sẽ chia sẻ những bài học, kinh nghiệm làm nghề với các bạn trẻ thông qua những bài viết thú vị, bổ ích và được nhiều người đón nhận.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn