Học nghề pha chế đang là xu hướng của nhiều người trẻ hiện nay bởi đây là một công việc thú vị và nhiều tiềm năng. Thế nhưng nghề pha chế có phải chỉ đơn thuần là tạo ra đồ uống và đâu là con đường phát triển dành cho công việc thú vị này? Chúng ta hãy cùng theo dõi trong bài viết sau đây nhé!
Giải mã sức hút của nghề pha chế
Pha chế là một nghề khá mới ở Việt Nam nhưng thu hút nhiều người tìm hiểu và chọn nó trở thành đam mê, thành sự nghiệp gắn bó lâu dài. Trong quá khứ, người học nghề pha chế chưa được quan tâm vì ít người biết đến. Thế nhưng với tốc độ phát triển chóng mặt của ngành công nghiệp Food & Beverage (F&B) cùng sự xuất hiện của nhà hàng, khách sạn như hiện nay, đây chính là “thời hoàng kim” của những ai theo học nghề pha chế.
Pha chế dù khá mới nhưng đã và đang trở thành ngành nghề cực “hot”.
Họ trở thành những “ngôi sao” sáng, những nhân tố mà các chủ nhà hàng, khách sạn luôn ráo riết tìm kiếm. Doanh thu của nhà hàng, quán bar cũng phụ thuộc một phần không nhỏ vào tay nghề của những người pha chế. Những đồ uống ngon và mới lạ mà họ sáng tạo ra chính là thỏi “nam châm” thu hút các thực khách.
Học nghề pha chế có thể làm những công việc gì?
Nhiều người cho rằng, học nghề pha chế thì sẽ làm bartender hoặc barista, điều đó hoàn toàn đúng, nhưng chưa đầy đủ. Khi mới bước vào nghề, dĩ nhiên bạn phải trải qua một quãng thời gian làm phụ bar. Kinh nghiệm tích lũy ở những vị trí này chính là tiền đề để bạn phát triển sự nghiệp ở những mức cao hơn về sau.
Doanh thu của nhà hàng, quán bar phụ thuộc không nhỏ vào tay nghề của những người pha chế.
Trong tương lai, người theo đuổi nghề pha chế hoàn toàn có thể vươn lên những vị trí cao hơn như Bartender, Bar trưởng, giám sát bộ phận pha chế, quản lý bộ phận pha chế… Đừng nghĩ rằng nghề pha chế chỉ là công việc tạo ra đồ uống mà hãy tin rằng, có sự nỗ lực và quyết tâm, vô vàn cơ hội việc làm sẽ mở ra trước mắt bạn với những vị trí quen thuộc như sau:
Phụ bar – Barboy
Phụ bar là người phụ giúp các công việc cho người pha chế chính. Họ thường là những người mới ra trường hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề pha chế, họ lựa chọn trở thành phụ bar để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm để về sau có thể vươn lên trở thành Barista hoặc bartender. Nhiệm vụ cụ thể của họ thường bao gồm: pha chế các thức uống đơn giản, quản lý các nguyên liệu pha chế, dọn dẹp và giữ gìn vệ sinh khu vực quầy bar.
Phụ bar chính là trợ tá của bartender chính.
Pha chế – Bartender/Barista
Bartender chuyên pha chế các thức uống như cocktail (có cồn), mocktail (không có cồn) và nhiều loại đồ uống phổ biến khác. Họ làm đồ uống theo nhu cầu của khách nhưng vẫn sử dụng sức sáng tạo của bản thân để tạo nên sản phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân. Barista thì chuyên pha chế mảng đồ uống liên quan đến cafe như espresso, cappuccino, latte… Họ cũng có thể làm các đồ uống hiện đại khác như milkshake, ice-blended, trà hoa quả, trà sữa… Công việc của các bartender/barista thường bao gồm chuẩn bị nguyên liệu, chuẩn bị dụng cụ, pha chế và sáng tạo đồ uống, sắp xếp khu vực làm việc.
Bartender và barista đều là những người pha chế tài năng.
Bar trưởng – Head Bartender
Khi đã có kinh nghiệm ở vị trí bartender hoặc barista thì bạn hoàn toàn có thể vươn tới vị trí bar trưởng. Công việc của bar trưởng thường khá bận rộn. Họ phải đảm nhiệm nhiều mảng như phân công lịch và vị trí làm việc cho nhân viên, kiểm tra thái độ làm việc của nhân viên, hướng dẫn và kiểm tra nghiệp vụ của nhân viên pha chế, hỗ trợ nhân viên pha chế khi cần thiết, giám sát và kiểm kê hàng hóa…
Chỉ cần đủ kinh nghiệm ở vị trí bartender là bạn có thể trở thành Bar trưởng.
Giám sát bộ phận pha chế – Beverage Supervisor
Tiếp theo, vị trí giám sát của bộ phận pha chế là “nấc thang” hấp dẫn mà bạn có thể vươn đến. Giám sát và phân công công việc cho nhân viên cấp dưới, quản lý tài sản và trang thiết bị, đề xuất tuyển dụng nhân sự mới hay giữ mối quan hệ chặt chẽ với bộ phận bếp là những công việc của một giám sát bộ phận pha chế. Ngoài ra, vị trí này còn đòi hỏi khả năng theo dõi phản hồi khách hàng và đào tạo nhân viên mới cũng như đảm bảo doanh số của quầy bar.
Giám sát bộ phận pha chế là một chức vụ cao nhưng không hề ngoài tầm với các bartender kỳ cựu.
Quản lý bộ phận pha chế – Beverage Manager
Quản lý bộ phận pha chế là một trong những đỉnh cao mà bất cứ ai theo đuổi ngành nghề này đều muốn chạm tới. Họ phải chịu trách nhiệm nhiều mảng như tổ chức nhân sự, quản lý công việc trong khu vực mình phụ trách, quan sát và điều phối công việc của cấp dưới sao cho đạt kết quả tốt nhất, cùng với bếp trưởng, bar trưởng sáng tạo những thực đơn đồ ăn đồ uống mới lạ để phục vụ nhu cầu đa dạng của thực khách.
Quản lý bộ phận pha chế là một trong những đỉnh cao mà bất cứ ai theo đuổi ngành nghề này đều muốn chạm tới.
Giảng viên pha chế và chuyên gia pha chế
Không chỉ dừng lại ở các lựa chọn trên, một nhân viên pha chế với nhiều năm kinh nghiệm còn có thể tăng thu nhập bằng nhiều công việc khác như làm giảng viên dạy pha chế trong các trung tâm dạy nghề, làm người đào tạo các khóa pha chế cho nhiều đơn vị ẩm thực hay tự mình mở lớp đào tạo nghề cho những học viên.
Ngoài ra, khi đã trở thành một chuyên gia pha chế, việc viết sách pha chế hay viết các bài về nghệ thuật đồ uống cộng tác cho báo chí cũng là một hướng phát triển đầy thú vị. Những hoạt động này vừa giúp bạn có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm cho người có cùng đam mê, vừa giúp bản thân có thêm thêm thu nhập và trở thành người có sức ảnh hưởng trong ngành.
Trở thành giảng viên pha chế là một hướng đi hấp dẫn dành cho những ai đam mê lĩnh vực này.
Để có thể tự do phát triển theo nhiều con đường khác nhau, điều quan trọng nhất mà một người pha chế chuyên nghiệp cần có vẫn là kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Chính vì vậy, một khóa học kỹ thuật pha chế đồ uống với chương trình đào tạo bài bản là điều kiện tiên quyết nếu bạn muốn thành công trong nghề. Với mong muốn đồng hành cùng tương lai của các bạn trẻ, Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch TP.HCM (CET – College of Economics & Tourism là đơn vị đào tạo uy tín về ngành Kỹ thuật pha chế đồ uống. CET cam kết mang đến chương trình đào tạo chất lượng, giúp sinh viên hiểu được tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp, có khả năng thích ứng, sáng tạo trong xu thế hội nhập và cạnh tranh quốc tế.
Tại CET, các bạn sẽ được đào tạo với mô hình thực học thực làm, công thức và phương pháp giảng dạy theo tư duy sáng tạo, giúp bạn sớm có được một nền tảng nghề nghiệp vững chắc. Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên còn được cấp chứng chỉ do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp, có giá trị hiện hành trên phạm vi cả nước, không chỉ mang lại cho bạn những cơ hội nghề nghiệp không hề kém cạnh so với các bậc học khác, mà còn giúp tăng thu thêm nhập, thuận lợi hơn trong việc thăng tiến.
Nếu yêu bạn yêu thích nghề pha chế nhưng còn băn khoăn, không biết nên bắt đầu từ đâu thì CET là một lựa chọn sáng suốt cho dành cho nghề nghiệp tương lai của bạn. Để đăng ký tư vấn hoặc xét tuyển, học pha chế các bạn vui lòng để lại liên hệ theo form bên dưới hoặc gọi tới tổng đài miễn phí cước gọi 1800 6552 để được CET hỗ trợ tốt nhất nhé!
Ý kiến của bạn