Với phạm vi tiếp cận rộng lớn thì việc quảng cáo Google được đánh giá là một những phương pháp hỗ trợ kinh doanh tối ưu của các công ty. Tuy được biết đến nhiều nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về hình thức này nên sẽ gặp khó khăn khi bắt đầu thực hiện Google Ads. Hãy tham khảo bài viết sau để cùng CET tìm hiểu tổng quan về quảng cáo Google là gì nhé!
Quảng cáo Google là gì?
Quảng cáo Google hay Google Ads là một phương pháp marketing online khi quảng cáo về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp được xuất hiện trong kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google. Cơ chế để thực hiện một quảng cáo Google là nhà quảng cáo sẽ đặt giá thầu cho các từ khoá nhất định và thanh toán chi phí theo phương thức PPC (pay-per-click) – trả tiền cho mỗi lần nhấp của người dùng.
Quảng cáo Google ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng đến. Nguồn: Internet
Thông qua Google Ads, bạn có thể tạo quảng cáo trực tuyến để tiếp cận chính xác những người quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp cũng như nâng cao mức độ nhận biết và tăng lưu lượng truy cập vào website của mình. Ngoài ra, những lợi ích khác có thể kể đến như kiểm soát ngân sách phù hợp với tài chính hiện có của doanh nghiệp, hỗ trợ xuất hiện trên nhiều nền tảng đối tác của Google và có thể thực hiện re-marketing (tiếp thị lại) cho khách hàng.
Quảng cáo Google và SEO khác nhau như thế nào?
Hiện nay có hai giải pháp quảng bá website được biết đến và sử dụng nhiều trong lĩnh vực digital marketing chính là Google Ads và SEO. Cùng là hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm Google nhưng vị trí lẫn cách thức hoạt động khác nhau. Tuỳ theo chiến lược đang phát triển mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn đầu tư một trong hai phương pháp hoặc kết hợp cả hai.
SEO (Search Engine Optimization) là cách thức tối ưu website giúp thân thiện với Google lẫn người dùng, thông qua đó cũng giúp nâng cao thứ hạng các từ khoá tìm kiếm. Quá trình này cần nhiều thời gian và công sức để xây dựng website về giao diện lẫn nội dung theo các thuật toán của Google thì từ khoá mới lên TOP và đặc biệt bạn sẽ không mất phí nếu người dùng nhấp vô kết quả SEO của bạn.
Những điểm khác nhau tiêu biểu giữa Quảng cáo Google và SEO
Vị trí xuất hiện
Vị trí hiển thị của Google Ads và SEO trên trang kết quả tìm kiếm. Nguồn: Internet
Trên giao diện của trang kết quả tìm kiếm thì các quảng cáo Google thường sẽ xuất hiện ở 4 vị trí đầu trang đi kèm cùng cụm từ “Quảng cáo” hoặc “Ad”, còn những vị trí còn lại là sẽ hiển thị các website đang thực hiện SEO từ khoá đó.
Chi phí
Như đã nhắc đến ở phần trên, Quảng cáo Google là một hình thức marketing online có tính phí của Google, còn SEO thì hoàn toàn miễn phí. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp chọn chiến lược phát triển Google Ads thì phải cân nhắc ngân sách và sử dụng thật hợp lí để tránh lãng phí mà không mang lại hiệu quả.
Thời gian thực hiện
Với quảng cáo trên Google khi bạn chấp nhận trả phí thì mẫu quảng cáo nhanh chóng xuất hiện ngay trên trang kết quả tìm kiếm. Khi bạn hết ngân sách hoặc chọn dừng quảng cáo thì lập tức không xuất hiện nữa. Còn đối với SEO phải có một quá trình thực hiện tốn nhiều thời gian để tối ưu website. Các công việc bạn cần phải làm như:
- Giao diện đẹp mắt, thân thiện với Google.
- Cải thiện trải nghiệm người dùng.
- Nội dung chất lượng, không sao chép và được cập nhật thường xuyên.
- Hiển thị chuẩn trên nhiều thiết bị như máy tính, điện thoại.
- Xây dựng backlink để dẫn link website.
Thực hiện SEO bạn cần ít nhất 6 tháng để website đạt được các vị trí cao. Khi bạn dừng SEO thì vị trí của bạn sẽ bị đẩy xuống thấp với điều kiện đối thủ vẫn thực hiện SEO, còn trong trường hợp các đối thủ cũng ngừng thực hiện SEO thì vị trí của bạn vẫn được giữ nguyên.
Rủi ro
Google Ads và SEO đều có những rủi ro nhất định mà người thực hiện cần phải tìm hiểu để có cách kiểm soát, theo dõi phù hợp. Đối với quảng cáo Google, bạn có thể sẽ bị tốn kém nhiều chi phí khi một số người dùng cố tình click vào để bạn mất tiền chứ không có ý định tìm hiểu hay mua hàng. Còn riêng SEO thì các bạn có thể lo lắng, thất vọng khi sau 6 tháng vẫn chưa đưa website lên top đầu do các đối thủ thực hiện tốt hơn.
SEO và Google Ads là hai khái niệm quan trọng của Digital Marketing. Nguồn: Internet
>> Xem thêm: Khóa Học Marketing CET
Quảng cáo Google tính phí như thế nào?
Hiện nay, quảng cáo Google có 3 cách tính như sau:
Tính theo lượt nhấp chuột vào vào quảng cáo (CPC: Cost per Click)
Đây là hình thức phổ biến và quen thuộc nhất với hầu hết người dùng với ưu điểm giúp tiết kiệm được chi phí tối đa. Khi quảng cáo xuất hiện mà khách hàng nhấp chuột vào thì bạn sẽ trả tiền theo giá đã đấu thầu từ trước cho Google. Hình thức này được áp dụng cho mạng tìm kiếm lẫn hiển thị nên phù hợp với mục tiêu thúc đẩy lưu lượng truy cập website.
Tính theo 1000 lượt hiển thị (CPM: Cost Per 1000 impressions)
Cách tính này được tính dựa trên mỗi 1000 lượt hiển thị, tức là bạn sẽ đấu giá cho mỗi 1000 lần quảng cáo hiển thị và Google sẽ tính chi phí theo số lần hiển thị thực tế. Khi mục tiêu của bạn là quảng bá thương hiệu, muốn khách hàng nhìn thấy thương hiệu thật nhiều thì đây là hình thức nên dùng, tuy nhiên khoảng chi phí sẽ không hề nhỏ. Cách tính phí này chỉ xuất hiện trên hệ thống mạng hiển thị của Google.
Tính phí khi có chuyển đổi (CPA: Cost Per Action)
Cách tính phí này tương đối khó sử dụng hơn vì bạn chỉ trả tiền khi khách hàng thực hiện một hành động cụ thể trên website sau khi nhấp vào quảng cáo. Các thao tác phổ biến của người dùng như đăng kí tư vấn, điền bảng khảo sát, tạo đơn hàng, lấy bảng báo giá,… Điều phức tạp là người thực hiện quảng cáo phải đăng ký trước với Google những thông tin liên quan đến các thao tác trên website để hệ thống hiểu, theo dõi chuyển đổi để tính tiền.
Ba hình thức tính chi phí quảng cáo Google. Nguồn: Internet
Các hình thức quảng cáo Google Ads hiện nay
Quảng cáo Google tìm kiếm
Hình thức quảng cáo này dựa theo từ khoá tìm kiếm của khách hàng trên thanh tìm kiếm của Google. Cụ thể hơn, bạn sẽ đưa website của mình lên vị trí trang nhất của kết quả tìm kiếm một từ khoá nhất định mà người dùng nhập vào. Cách quảng cáo này sẽ giúp bạn tiếp cận vừa nhanh chóng vừa đúng với nhu cầu hiện có của khách.
Một số lợi ích của loại hình quảng cáo trả phí này là thúc đẩy mục tiêu của các chiến dịch tìm kiếm, mang loại doanh thu đồng thời tăng khách hàng tiềm năng, thu hút lượng truy cập website, nhắm đúng khách hàng đang tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ của bạn, dễ dàng thiết lập chiến dịch quảng cáo.
Quảng cáo hiển thị
Những quảng cáo theo dạng Banner (biểu ngữ) mà chúng ta thường bắt gặp trên các trang đối tác hiển thị của Google như báo chí, tin tức, giải trí chính là quảng cáo hiển thị. Ưu điểm của hình thức quảng cáo này có độ phủ sóng lên tới 2 triệu website lớn nhỏ khác nhau giúp tiếp cận khách hàng liên tục, quảng bá được thương hiệu rộng rãi và mang lại doanh số theo thời gian.
Quảng cáo mua sắm (Google Shopping)
Đây là một xu hướng quảng cáo mới của Google dành cho các doanh nghiệp có cửa hàng bán lẻ trực tuyến, sàn thương mại điện tử. Bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp, thương hiệu như tên gọi, giá thành,… cho Google. Có 3 dạng quảng cáo shopping mà bạn có thể sử dụng:
- Quảng cáo mua sắm sản phẩm được xây dựng theo dữ liệu sản phẩm mà bạn gửi vào trung tâm dữ liệu (Merchant Center).
- Quảng cáo trưng bày mặt hàng tức là bạn sẽ tạo các sản phẩm thành các nhóm sản phẩm liên quan đến nhau. Khách hàng có thể so sánh giá và chọn sản phẩm phù hợp.
- Quảng cáo sản phẩm tại cửa hàng gần nhất sẽ loại quảng cáo từ nguồn dữ liệu địa điểm thúc đẩy khách hàng xung quanh đến cửa hàng.
Vị trí xuất hiện của Quảng cáo mua sắm trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Nguồn: Internet
Quảng cáo Video
Các video sẽ được phép hiển thị hoặc phát trực tuyến trên Youtube và trên mạng hiển thị Google. Các cách thức hoạt động của hình thức này bao gồm:
- Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua sẽ phát trước hoặc sau các video chính và thường phát trong 5 giây, người dùng có thể lựa chọn tiếp tục xem hoặc bỏ qua.
- Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua là những video ngắn từ 15 giây trở xuống để bạn tiếp cận khách hàng, truyền tải thông điệp, người xem sẽ không được chọn bỏ qua.
- Quảng cáo khám phá là những video chỉ xuất hiện trên Youtube và tiếp cận người xem khi họ đang tìm kiếm nội dung.
- Quảng cáo ngoài luồng sẽ hiển thị trên các website đối tác và người dùng dễ dàng xem thấy khi họ đang đọc báo, giải trí,… Hình thức giúp cho gia tăng nhận thức thương hiệu thông qua việc mở rộng phạm vi tiếp cận.
- Quảng cáo Bumper là định dạng quảng cáo những video ngắn từ 6 giây trở xuống và không thể bỏ qua.
Quảng cáo Ứng dụng
Khi sản phẩm của bạn là ứng dụng thì bạn nên thực hiện quảng cáo ứng dụng để đạt đươc mục tiêu về số lượt tải về từ AppStore và GooglePlay. Cũng tương tự như quảng cáo Google hiển thị thì banner quảng cáo ứng dụng của bạn sẽ xuất hiện trên: Google tìm kiếm, Google Play, YouTube, Google hiển thị,…
Quảng cáo ứng dụng phù hợp cho các doanh nghiệp phát triển apps cho điện thoại. Nguồn: Internet
Quảng cáo thông minh.
Phương pháp này giúp bạn làm nổi bật những đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ và thu hút khách hàng. Khi tạo chiến dịch, hệ thống sẽ yêu cầu bạn chọn một trong các mục tiêu sau:
- Tăng số lượng cuộc gọi điện thoại gọi tới doanh nghiệp.
- Tăng số lượng khách hàng ghé qua vị trí thực.
- Tăng lượt bán hàng hoặc lượt đăng ký qua trang website.
Mặc dù chỉ có thể chọn một mục tiêu cho mỗi chiến dịch, nhưng bạn có thể tạo nhiều chiến dịch thông minh nếu có nhiều mục tiêu cho doanh nghiệp của mình để phối hợp thực hiện với nhau.
Với những thông tin về đặc điểm, cách hoạt động của quảng cáo Google mà bài viết cung cấp kết hợp vào việc phân tích tình hình thực tế của doanh nghiệp sẽ giúp bạn lựa chọn được một hình thức phù hợp và mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Marketing nói chung và chủ đề Google Ads nói riêng có nhiều khía cạnh mà bạn phải tìm hiểu thì mới chinh phục được. Vì thế hãy đón đọc những bài viết cùng chủ đề tiếp theo nhé!
Ý kiến của bạn