Buổi học Tổng quan về thức uống có cồn của ngành Kỹ thuật pha chế đồ uống sẽ mang sinh viên đến với thế giới của các loại rượu đặc trưng. Mục tiêu giúp sinh viên có kiến thức cơ bản về thức uống có cồn cũng như tìm hiểu quá trình lên men và phương pháp chưng cất rượu. Ngoài ra, các bạn còn được luyện tập thêm kỹ thuật Shaking trong pha chế để nâng cao tay nghề.
Thức uống có cồn là một nguyên liệu chính trong pha chế cocktail của những Bartender chuyên nghiệp. Nếu bạn am hiểu thì sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc sáng tạo nên những sản phẩm mang dấu ấn cá nhân và chinh phục những vị khách. Đây là một bài lí thuyết cơ bản nhưng rất quan trọng để tạo nên nền tảng kiến thức vững chắc cho các bạn sinh viên trước khi tiếp thu các nội dung chuyên sâu, nâng cao hơn. Chúng ta cùng khám phá xem, các bạn CET sẽ học được những gì trong buổi học này nhé!
Thế Giới Thức Uống Có Cồn Vô Cùng Đa Dạng
Buổi học được bắt đầu với khái niệm thức uống có cồn. Đây là những loại thức uống có chứa thành phần ethanol, được sản xuất bằng phương pháp chưng cất hoặc lên men từ các nguyên liệu ngũ cốc, trái cây, đường,… Các sản phẩm có cồn trên thị trường hiện nay như rượu, bia, cocktail, nước trái cây lên men,…
Tiếp đến, sinh viên sẽ tìm hiểu về quá trình lên men cùng phương pháp chưng cất “pot stlill” và “patent still”. Giảng viên còn chia sẻ về lịch sử đồ uống có cồn từ thời tiền sử đến khi phát triển mạnh mẽ, trở thành văn hóa uống ở khắp nơi. Đối với một người yêu thích pha chế thì đều phải biết rõ về cồn và nồng độ cồn. Thông qua bài học, bạn sẽ biết được có bao nhiêu loại cồn; các kí hiệu nồng độ cồn tiêu chuẩn đang được sử dụng trên thế giới lẫn cả tiêu chuẩn sử dụng rượu, bia của nam, nữ để đảm bảo sức khỏe.
Có Bao Nhiêu Nhóm Thức Thuốc Có Cồn?
Để có cái nhìn cụ thể hơn, các bạn sinh viên sẽ tìm hiểu về các loại thức uống có cồn theo cách phân loại như sau:
- Nhóm rượu vang
- Nhóm rượu khai vị
- Nhóm rượu mạnh
- Nhóm rượu mùi
- Nhóm bia
Mỗi loại rượu có một nồng độ cồn và được sản xuất theo phương pháp nhất định vì thế sẽ có tính chất, chất lượng, ứng dụng và giá thành hoàn toàn khác nhau. Buổi học này sẽ giúp sinh viên lĩnh hội được nhiều kiến thức hữu ích về một số loại rượu được dùng phổ biến trong pha chế.
Whisky – Rượu của sự tinh tế
Whisky là một loại rượu quen thuộc được phái mạnh ưa dùng, sản xuất thông qua phương pháp chưng cất ngũ cốc đã lên men, nồng độ cồn khá cao từ 40% – 45% ALC và có màu hổ phách đẹp mắt. Giảng viên sẽ giới thiệu về những thương hiệu rượu Whisky nổi tiếng trên thế giới cùng cách phục vụ rượu đúng theo tiêu chuẩn của các nhà hàng, khách sạn đẳng cấp hiện nay để các bạn biết.
Brandy – Hương vị tuyệt hảo vang danh thế giới
Đây là mộ loại rượu mạnh nổi tiếng, được ủ lên men từ trái cây, đặc biệt là nho. Các bạn sinh viên được bật mí mẹo nhỏ giúp phân biệt các nguyên liệu chính của Brandy dựa vào tên dòng rượu. Thời điểm sử dụng rượu ngon nhất chính là sau bữa ăn và không uống kèm với đá và chanh để cảm nhận trọn vẹn hương vị tuyệt vời của Brandy.
Vodka – Rượu mạnh quen thuộc
Với các nguyên liệu như khoai tây, ngũ cốc hoặc nho sau khi lên men và được chưng cất bằng phương pháp patent still sẽ cho ra đời rượu Vodka. Chính hương vị cay, nồng, thơm ngon đã tạo nên ấn tượng khó phai cho ngay lần đầu thưởng thức. Một ly Vodka đúng chuẩn sẽ được trình bày kèm với một lát chanh để tăng thêm mùi vị.
Gin – Lựa chọn của điềm tĩnh
Tuy không phổ biến như Whisky, Rum hay Vodka nhưng lại có hương vị đặc biệt và được ưa chuộng tại các nước phương Tây. Đặc tính của loại rượu này chính là trong suốt, mang hương vị cây bách xù kết hợp hài hòa với các loại thảo mộc và trái cây khác. Các Bartender thường sử dụng để pha chế nên nhiều loại cocktail hương vị đặc biệt.
Tequila – Ứng cử viên cho rượu ngon nhất thế giới
Tequila được sản xuất qua 2 lần chưng cất với phương pháp “pot still” nước ép lên men của cây Blua Agave (cây thùa xanh) – một loại cây đặc trưng của vùng hanh khô. Rượu này có nồng độ cồn từ 38% – 40% ALC và luôn đi kèm lát chanh khi phục vụ.
Rum – Rượu đến từ vùng Caribe
Rượu Rum được sản xuất bằng phương pháp “pot stlill” lẫn “patent still” nước ép mía hoặc nước rỉ đường đã lên men tại nhiều quốc gia Nam Mỹ như Cuba, Brazil, Jamaica,… Tùy thuộc vào phương pháp chưng cất và thời gian ủ mà ta sẽ có 3 màu sắc đặc trưng cho Rum là không màu, màu vàng nhạt và màu caramel.
Rượu mùi – Thế giới nhiều màu sắc của rượu
Rượu mùi có vị ngọt và nhiều màu sắc khác nhau, điều này chính là kết quả của việc kết hợp rượu mạnh với hương vị của hoa, quả, lá, hạt, vỏ cây hoặc thảo mộc. Trong pha chế cocktail, rượu mùi có vai trò như một chất tạo màu, tạo mùi.
Những kiến thức cơ bản nêu trên được giảng viên truyền đạt một cách tận tình để sinh viên nắm vững bài học. Không chỉ lắng nghe những câu chuyện thú vị về nguồn gốc của từng loại rượu mà sinh viên còn được nếm thử để cảm nhận được hương vị của từng loại thức uống có cồn.
Học Lý Thuyết Nhưng Vẫn Được Thực Hành Kỹ Năng Tay Nghề
Không khí lớp học sôi động và hào hứng hơn khi các bạn được chiêm ngưỡng phần trình diễn chuyên nghiệp của thầy. Dù là một buổi học lý thuyết nhưng vẫn chú trọng đến việc thực hành kỹ năng pha chế. Sau khi được hướng dẫn, các bạn sinh viên được chia thành các nhóm nhỏ, lần lượt luyện tập kỹ thuật Shaking cơ bản. Giảng viên sẽ quan sát, điều chỉnh thao tác để nâng cao, hoàn thiện tay nghề của các bạn. Đồng thời, thầy còn chia sẻ thêm nhiều bí quyết giúp trình diễn thu hút, tạo cảm hứng cho người thưởng thức hơn.
Nội dung buổi học này sẽ là bước tiền đề trước tìm hiểu chuyên sâu, nâng cao hơn về thế giới đồ uống có cồn. Hãy liên hệ với tổng đài 1800 6552 hoặc điền thông tin theo mẫu form đăng ký dưới đây để trở thành sinh viên tiếp theo của CET chinh phục niềm đam mê, trở thành chuyên gia pha chế trong tương lai.
Ý kiến của bạn